Hiệp định Khu vực thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) bắt đầu đi vào hiệu lực, đưa châu Phi trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Ngoài việc loại bỏ thuế đối với hoạt động thương mại nội khối châu Phi, AfCFTA còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực và hưởng lợi từ thị trường "lục địa đen".

Cơ hội bứt phá của châu Phi

Cảng biển tại Tê-ma, Ga-na. Ảnh News Ghana

Đầu tháng 4-2019, Quốc hội Găm-bi-a phê chuẩn AfCFTA, đưa tổng số thành viên phê chuẩn hiệp định này lên con số 22, ngưỡng tối thiểu để AfCFTA có hiệu lực. Cánh cửa giao thương giữa các quốc gia châu Phi, lục địa với 1,2 tỷ dân và là thị trường trị giá 2.500 tỷ USD được mở rộng. Trước đó, tháng 3-2018, 44 trong số 55 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi (AU) đã ký hiệp định thành lập AfCFTA tại thủ đô Ki-ga-li của Ru-an-đa. Theo đó, các nước thành viên AfCFTA cam kết bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai. Phát biểu ý kiến trước khi ký kết thỏa thuận, Tổng thống Ru-an-đa P.Ca-ga-mê tin tưởng, một khu vực tự do thương mại hứa hẹn sẽ mang lại thịnh vượng cho các quốc gia châu Phi.

Sau khi AfCFTA đi vào hoạt động, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan hứa hẹn giúp tăng giá trị trao đổi thương mại nội khối thêm 60% trong vòng ba năm tới. Theo AU, hiện nay, kim ngạch thương mại giữa các nước bản địa chỉ chiếm 16% trong tổng giá trị thương mại của toàn châu lục. AfCFTA cũng sẽ góp phần bảo đảm tăng trưởng bền vững, tạo việc làm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Theo giới chuyên gia, AfCFTA sẽ trở thành sợi dây liên kết các nước châu Phi thành một khối thống nhất, với hệ thống quy tắc, luật chơi chung về thương mại, đầu tư, đồng thời biến châu Phi thành một "cực" trong hệ thống thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, AfCFTA được kỳ vọng có thể giúp tiếng nói của lãnh đạo châu Phi có thêm trọng lượng trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại với các đối tác kinh tế lớn, như Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU) hay Trung Quốc… Sau khi có hiệu lực, AfCFTA cũng tác động đến những quốc gia có nhiều trao đổi thương mại và nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Phi, như EU, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Mỹ…

Với AfCFTA, châu Phi sẽ trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Các công cụ hỗ trợ của AfCFTA bao gồm: các quy tắc xuất xứ; lịch trình nhượng bộ thuế quan về thương mại hàng hóa; nền tảng thanh toán số; cổng thông tin về tình hình thương mại châu Phi… đang được gấp rút hoàn tất để phục vụ triển khai AfCFTA. Hiệp định này cũng sẽ mở đường thúc đẩy thành lập Liên minh hải quan châu Phi vào năm 2022.

AfCFTA hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho châu Phi, song việc tận dụng tiềm năng từ hiệp định này cũng là bài toán không đơn giản cho các quốc gia thành viên. Hiểu được các động lực chính của hiệp định và các biện pháp tốt nhất để khai thác cơ hội và vượt qua các rủi ro, thách thức là hết sức cần thiết. Nam Phi, Ai Cập, Ma-rốc, Kê-ni-a… được đánh giá là sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ AfCFTA, nhờ cơ sở hạ tầng và ngành sản xuất phát triển. Trong khi đó, các nước kém phát triển sẽ gặp khó khăn trong quá trình triển khai ban đầu, do hạn chế về cơ sở hạ tầng, thương mại.

Phát biểu nhân dịp AfCFTA đi vào hiệu lực, Ủy viên AU phụ trách về thương mại A.Mu-chan-ga nhấn mạnh, đây là thời khắc lịch sử, khi mà cả châu lục cùng thống nhất thực hiện cam kết tăng cường hội nhập kinh tế. Theo giới phân tích, với hiệp định này, châu Phi sẽ trở thành tâm điểm của năm 2019, khi "giấc mơ châu Phi" đang dần trở thành hiện thực.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc tại Ấn Độ

Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.

Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục