Viện Nghiên cứu không gian vũ trụ Brazil (INPE) vừa cảnh báo diện tích rừng Amazon bị chặt phá tại nước này trong tháng 6 vừa qua đã lên tới mức báo động (hơn 762 km2), tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái (488 km2) và lớn gấp 2 lần diện tích của thị trấn Belo Horizonte (Bê-lu Ô-ri-xôn-ti).



Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil ngày 22/9/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo cáo của INPE cho biết từ đầu năm tới nay, Brazil đã mất hơn 2.217 km2 diện tích rừng Amazon, cao gấp 1,5 lần diện tích thành phố Sao Paulo (Xao Pao-lô). Tình trạng chặt phá rừng tại khu vực trên đã chững lại trong 3 tháng đầu năm nay, song đột ngột tăng cao từ tháng 4 đến nay. Trước tình hình này, tuần trước, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hiệp ước Hợp tác vùng Amazon (ACTO) đã nhất trí sẽ nỗ lực kêu gọi các nước bảo tồn, khôi phục và quản lý các nguồn tài nguyên tại vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.

Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận với FAO, Tổng Thư ký ACTO Alexandra Moreira Lopez (A-lếch-xan-đra Mô-rây-ra Lô-pết) đã đề cập tới các mối đe dọa tác động tới rừng Amazon gồm biến đổi khí hậu, tình trạng phá rừng bừa bãi, việc triển khai các dự án hạ tầng nhất định, nạn buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật. Trong khi đó, Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Amazon Watch Leila Salazar-López (Lây-la Xa-la-gia Lô-pết) đã chỉ trích chính sách của Chính phủ Brazil hiện nay làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng về môi trường, ảnh hưởng tới hệ sinh thái vùng Amazon và người dân bản địa.

Rừng rậm nhiệt đới Amazon có diện tích gần 7 triệu km2, trải dài trên lãnh thổ của 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname, trong đó phần lớn diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil. Theo số liệu thống kê, hơn 40.000 loài thực vật, 1.300 loài chim và hơn 4.200 loài động vật hiện đang sinh sống tại phần rừng nhiệt đới Amazon nằm trên lãnh thổ của quốc gia Nam Mỹ này./.

                                                          Theo báo Đảng Cộng Sản


Các tin khác


Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ Libya hơn 70 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.

Tháng 9 đặc biệt của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba

(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.

Australia điều động thêm lực lượng khống chế cháy rừng lan rộng

Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.

Từ Libya tới Trung Quốc, thế giới hứng chịu 8 đợt lũ lụt thảm khốc chỉ trong 11 ngày

Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.

Điện chia buồn về thiệt hại do bão Daniel gây ra tại Libya

Được tin cơn bão Daniel xảy ra tại Derna, Libya ngày 10/9 gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ngày 13/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Nhà nước Libya Mohammed Yunus Al-Menfi; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibeh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục