Dự luật mới quy định quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được phép triển khai tới Libya trong trường hợp khẩn cấp với sứ mạng có thể kéo dài tới 1 năm.
Lực lượng GNA tại Tripoli. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 2/1, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua dự luật cho phép triển khai quân đội tới Libya nhằm hỗ trợ Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc hậu thuẫn ở Tripoli.
Theo Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Sentop, với 325 phiếu thuận và 184 phiếu chống, dự luật trên đã được thông qua tại Quốc hội, nơi đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền và các đồng minh chiếm đa số.
Tất cả các đảng đối lập lớn tại Quốc hội đều phản đối chống lại dự luật này.
Dự luật mới quy định quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được phép triển khai tới Libya trong trường hợp khẩn cấp với sứ mạng có thể kéo dài tới 1 năm.
Giới phân tích nhận định rằng Ankara khó có khả năng ngay lập tức triển khai quân mà thay vào đó sẽ gửi thiết bị và các chuyên gia quân sự tới Libya.
Một quan chức trong chính quyền Ankara mới đây cho biết nước này có thể giúp huấn luyện các binh sỹ Libya ở Thổ Nhĩ Kỳ.
[Libya: Giao tranh tiếp diễn, GNA bắt 25 binh sĩ của quân đội miền Đông]
Trong khi đó, hãng tin Reuters cho biết Ankara cũng đang xem xét điều các tay súng đồng minh ở Syria tới Tripoli như một phần trong kế hoạch hỗ trợ GNA.
Cũng trong ngày 2/1, Chính phủ Ai Cập đã chỉ trích mạnh mẽ việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ "bật đèn xanh" cho việc đưa quân vào Libya.
Hiện Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi.
Giao tranh giữa Quân đội miền Đông Libya (LNA) và các lực lượng ủng hộ GNA từ đầu tháng 4/2019 đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và khoảng 300.000 người phải rời bỏ nhà cửa./.
Theo TTXVN
Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.