Ngày 11-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh, bất kỳ chứng nhận nào của tổ chức này đối với vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 cũng sẽ đòi hỏi quy trình đánh giá khắt khe về dữ liệu an toàn.

Phòng nghiên cứu vaccine ngừa virus corona thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Nikolai Gamaleya tại Moscow. (Ảnh: RDIF)

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa Covid-19.

Phát biểu với báo giới tại Geneva, Thụy Sĩ, người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic cho biết, tổ chức này đang liên lạc chặt chẽ với giới chức y tế Nga. Các cuộc thảo luận đang tập trung vào khả năng WHO thông qua chất lượng vaccine. Người phát ngôn nhấn mạnh, quá trình này đòi hỏi việc xem xét và đánh giá nghiêm ngặt tất cả dữ liệu an toàn và hiệu quả. 

Cùng ngày, người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết, đã có 20 nước trên thế giới đặt mua hơn một tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 mà Nga mới phát triển. Ông cho biết, cùng với các đối tác nước ngoài, Nga đang chuẩn bị sản xuất hơn 500 triệu liều vaccine/năm tại năm quốc gia, hướng tới việc tăng cường năng lực sản xuất hơn nữa. Cho đến nay, các nước tại Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á đều tỏ ra rất quan tâm tới vaccine này và RDIF đang hoàn tất một số hợp đồng đặt mua vaccine.

Vaccine của Nga hiện vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ ba với sự tham gia của hàng nghìn người để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả. Ông Dmitriev nhấn mạnh giai đoạn thử nghiệm này sẽ được tiến hành ở nước ngoài. Nga đã đạt được thỏa thuận tiến hành thử nghiệm vaccine mới với các đối tác tới từ Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), A-rập Xê-út và một số nước khác.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa Covid-19 sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người. Thông cáo báo chí của Bộ Y tế Nga cho biết, bộ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký số LP-006395 cho vaccine phòng ngừa Covid-19, do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật mang tên Viện sĩ N.F. Gamaley trực thuộc Bộ Y tế Nga phát triển. 

Thông cáo báo chí khẳng định, kết quả thử nghiệm đã cho thấy vaccine phát huy hiệu quả, có độ an toàn cao và khả năng miễn dịch kéo dài đến hai năm. Việc bào chế loại vaccine này sẽ được thực hiện tại hai cơ sở ở Nga gồm Viện Gamaleya và Công ty Binnopharm.

Theo thống kê của WHO tính đến ngày 31-7, tổng cộng có 165 vaccine ngừa Covid-19 đang được bào chế trên toàn thế giới. Trong số này, có 139 vaccine vẫn đang trong giai đoạn đánh giá, trong khi 26 loại khác đang được thử nghiệm trên người ở nhiều giai đoạn khác nhau, với sáu loại bước sang giai đoạn 3 về đánh giá lâm sàng.

TheoNhanDan


Các tin khác


Máy bay gãy đôi tại Ấn Độ: 18 người thiệt mạng, 16 người bị thương nặng

Một quan chức cấp cao Ấn Độ ngày 8/8 cho biết số người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay chở khách của nước này đã tăng lên con số 18, ngoài ra còn 16 người khác đang bị thương nặng.

Vụ nổ ở Beirut: Liban bắt giữ 16 người để điều tra

Phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi dẫn nguồn tin Hãng thông tấn quốc gia Liban (NNA) ngày 6/8 cho biết giới chức nước này đã quyết định bắt giữ 16 cá nhân để điều tra vụ nổ nhà kho ở cảng Beirut làm rung chuyển thủ đô.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 6/8: Thế giới gần 19 triệu người mắc bệnh, trên 700.000 ca tử vong

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 234.726 trường hợp mắc COVID-19 và 5.942 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên gần 19 triệu người.

Một người Việt Nam bị thương trong vụ nổ ở Liban

Số người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut của Liban ngày 4/8 tăng lên 78 người và gần 4.000 người bị thương, trong số các nạn nhân thương vong có công dân của một số nước. Theo Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm tại Liban Trần Thành Công, vụ nổ đã làm 1 công dân Việt Nam bị thương. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục chia sẻ với chính phủ và nhân dân Liban về những thiệt hại sau thảm kịch này.

EVFTA đi vào hiệu lực, dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - EU

Ngày 1-8, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA) chính thức đi vào hiệu lực, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EU), đúng dịp hai bên kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 - 2020). Việc thực thi Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai bên và đưa quan hệ Việt Nam - EU lên tầm cao mới.

Thế giới vượt mốc 18 triệu ca mắc Covid-19

Theo số liệu thống kê trang Worldometers, tính đến đầu giờ sáng ngày 3-8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 18.231.469 ca, tổng số ca tử vong là 692.694 ca. Thế giới cũng ghi nhận hơn 11,44 triệu ca đã hoàn toàn bình phục, số ca hiện đang trong tình trạng nguy kịch hiện là 65.754 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục