Số liệu từ các cơ quan y tế Đức thông báo tối 13/1 cho biết chỉ trong một ngày nước Đức đã ghi nhận 1.340 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 43.619 ca.


Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, tây Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong 24 giờ qua, nước Đức đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất kể từ đầu dịch, với trên 13.000 ca, trong khi số ca nhiễm mới cũng ở trên 22.000 ca.

Số liệu từ các cơ quan y tế Đức thông báo tối 13/1 cho biết chỉ trong một ngày nước Đức đã ghi nhận 1.340 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 43.619 ca.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong ngày là 22.313 ca, đưa tổng số ca nhiễm đến nay lên mức 1,97 triệu ca.

Trên toàn nước Đức hiện đang có trên 316.000 ca mắc COVID-19, 5.000 người đang được điều trị tích cực, trong đó có gần 3.000 trường hợp phải sử dụng máy trợ thở và số giường chăm sóc tịch cực hiện chỉ còn trống 4.400 giường.

Để có thể tăng cường bảo vệ nhóm có nguy cơ rủi ro cao với dịch bệnh, chính quyền trung ương và địa phương của Đức đã nhất trí đẩy mạnh các biện pháp nhằm bảo vệ các đối tượng dễ bị rủi ro nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer ngày 13/1 thông báo sẵn sàng triển khai tới 10.000 binh sỹ tới các viện dưỡng lão hỗ trợ công tác xét nghiệm nhằm giảm tải cho lực lượng y tế tại các cơ sở này.

Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer nói: "Những người yếu nhất đang rất cần sự hỗ trợ của chúng ta trong đại dịch. Do vậy, quân đội liên bang đã sẵn sàng cử tới 10.000 người tới hỗ trợ tại các cơ sở dưỡng lão khi được yêu cầu."

Cho tới nay, quân đội Đức đã triển khai gần 1.200 binh sỹ tới hỗ trợ tại 276 cơ sở dưỡng lão.


Một điểm tiêm chủng vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cho đến nay, Đức đã hoàn tất tiêm chủng mũi thứ nhất cho gần 760.000 trường hợp, trong đó mỗi ngày tiêm chủng cho từ 50.000-70.000 người.

Báo FAZ của Đức dẫn một nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học Israel về mức độ tác động và hiệu quả của việc tiêm chủng vắcxin BioNTech/Pfizer cho biết nguy cơ lây nhiễm đã giảm 1/3 từ ngày thứ 13 sau khi tiêm mũi vắcxin thứ nhất.

Nghiên cứu được thực hiện với 200.000 người trên 60 tuổi đã được tiêm mũi vắcxin thứ nhất với số người tương tự chưa được tiêm chủng.

Theo nghiên cứu, hầu như không có khác biệt về nguy cơ lây nhiễm giữa hai nhóm cho đến ngày thứ 12 kể từ khi được tiêm mũi vắcxin thứ nhất, song từ ngày thứ 13, nguy cơ lây nhiễm ở những người đã được tiêm mũi 1 đã giảm 33% so với nhóm không được tiêm.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo kết quả sơ bộ không đồng nghĩa với việc người được tiêm chủng có thể miễn dịch hoàn toàn với virus, song đây là kết quả rất đáng khích lệ.

Cùng ngày 13/1, Chính phủ Đức đã thông qua quy định yêu cầu những người nhập cảnh Đức từ các nước/khu vực có nguy cơ cao đối với đại dịch COVID-19 phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh trong vòng 48 giờ trước khi nhập cảnh, trong khi những trường hợp có kết quả dương tính phải thực hiện cách ly.

Các trường hợp chưa làm xét nghiệm khi nhập cảnh Đức sẽ bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm ở Đức. Các nước và khu vực nằm trong diện có nguy cơ cao đã được xếp trong danh sách của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI)./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục