Dư luận quốc tế ủng hộ cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine ngày 28/2, coi đây là động thái tích cực của hai bên. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã hoan nghênh các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành đàm phán.

 
Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine diễn ra ngày 28/2, tại vùng Gomel, gần biên giới Belarus-Ukraine, đã kết thúc sau gần 5 giờ. (Ảnh: Reuters)

Mặc dù trước khi đàm phán diễn ra, dư luận đều cho rằng không nên mong đợi kết quả tích cực của cuộc đàm phán đầu tiên này, nhưng việc Nga và Ukraine cùng đối thoại mà không có điều kiện tiên quyết trong khoảng 5 giờ đồng hồ, với 3 vòng đàm phán liên tục và cùng nhìn nhận về triển vọng tích cực, dù là nhỏ, cũng là một tín hiệu đáng ghi nhận. 

Tại La Habana, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrillas đã hoan nghênh cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. Theo ông, đây là con đường duy nhất dẫn tới giải pháp cho cuộc xung đột tại Đông Âu hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các bên bảo vệ người dân, tài sản và cơ sở hạ tầng dân sự tại Ukraine.

Trước đó, trong tuyên bố chính thức ngày 26/2, Chính phủ Cuba nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng các phương tiện hòa bình và con đường ngoại giao nghiêm túc, mang tính xây dựng và thực tế.

Trong cuộc đàm phán tại vùng Gomel, gần biên giới Belarus-Ukraine, hai đoàn đàm phán của Nga và Ukraine đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng, cũng như nhất trí tiếp tục gặp nhau trong những ngày tới tại một địa điểm gần biên giới Belarus-Ba Lan. 

Phát biểu sau đàm phán, Trợ lý Tổng thống, cựu Bộ trưởng Văn hóa Vladimir Medinsky, Trưởng phái đoàn Nga, thông báo hai bên đã xem xét toàn bộ chương trình nghị sự một cách chi tiết và đã tìm ra được những điểm có thể dự đoán các lập trường chung.

Về phía Ukraine, ông Mikhail Podolyak, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết các bên đã xác định được chủ đề ưu tiên để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể. Ông cũng xác nhận hai bên sẽ quay trở lại thủ đô của mỗi nước để tham vấn khả năng tổ chức vòng đàm phán thứ hai. Theo ông Podolyak, mục đích chính của Ukraine trong cuộc đàm phán lần này là thảo luận về một lệnh ngừng bắn.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky, thành viên đoàn đàm phán, cho biết thêm lập trường của Nga về kết quả đàm phán với phía Ukraine sẽ được ban lãnh đạo nước này thống nhất trong vòng 24 giờ tới. Sau đó, Moskva sẽ liên hệ lại với Ukraine và sẽ xác định chính xác thời điểm cho vòng đàm phán tiếp theo. Ông đánh giá đàm phán rất khó khăn và hai bên đã tìm thấy một số điểm quan trọng để có thể đạt được tiến bộ.

Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc xung đột tại Ukraine có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa an ninh châu Âu và toàn cầu. Việc đạt được đối thoại là một bước tiến đáng ghi nhận, song các bên liên quan cần kiềm chế các bước đi làm leo thang tình hình, tiếp tục đối thoại để sớm tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình cho cuộc xung đột.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác

Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.

Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.

Các công ty phương Tây không dễ rời Nga, một số lặng lẽ ở lại

Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.

Lở tuyết ở Pakistan làm 11 người thiệt mạng

Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.

Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp

Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.

EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục