Ngày 17/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã báo động về sự gia tăng đột biến số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu, mặc dù tỷ lệ xét nghiệm giảm và số ca mắc mới ghi nhận liên tục giảm trong nhiều tuần gần đây.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới đặc biệt tăng mạnh tại châu Á. Cơ quan này kêu gọi các nước nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng bao phủ, cũng như thận trọng cân nhắc các kế hoạch gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.
Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại các nước sẽ còn tăng, đặc biệt ở những nước sớm gỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Theo trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, bà Maria van Kerkhove, trong 1 tuần qua, thế giới ghi nhận hơn 11 triệu ca mắc COVID-19, tăng 8% so với tuần trước đó. Bà nhấn mạnh cho đến nay Omicron là biến thể dễ lây nhiễm nhất và các yếu tố khiến dịch lây lan nhanh hiện nay là việc các nước gỡ bỏ các biện pháp y tế như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tại các nước.
Thêm vào đó, việc các nước chưa hoàn tất chiến dịch tiêm chủng bao phủ và cụ thể là nhóm người có nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19 cũng là một phần nguyên nhân khiến dịch bệnh trầm trọng hơn.
Yếu tố thứ 3 theo bà khiến số ca lây nhiễm gia tăng là những thông tin sai lệch cho rằng Omicron chỉ là biến thể nhẹ và dịch đã qua đi. Bà Maria van Kerkhove nhấn mạnh thế giới cần một hệ thống giám sát mạnh mẽ dịch COVID-19 và bất chấp tất cả những thách thức mà các nước đang phải đối mặt, cần duy trì tiến hành các xét nghiệm thường xuyên.
WHO cảnh báo tình hình dịch bệnh tại mỗi nước khác nhau, do đó cần cảnh giác ứng phó kịp thời với dịch bệnh khi dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt.
Theo báo cáo của WHO, tính đến này 12/3, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đến nay đã vượt 460 triệu ca, trong đó có hơn 6 triệu người không qua khỏi.
Theo TTXVN
Ngày 29/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và các đồng minh vẫn kiên định ủng hộ Ukraine bất chấp những nghi ngờ về sự hỗ trợ trong tương lai và bế tắc trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết phía Nga đã nắm được thông tin rằng Phần Lan đã chấp thuận cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai lực lượng trên lãnh thổ nước này.
Ngay sau khi giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ khỏi đường hầm Silhyara ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, Thủ tướng nước này Narendra Modi đánh giá rằng đây là "tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”.
Việc Israel vắng mặt tại hội nghị EU- Địa Trung Hải sẽ thử thách hơn nữa chính sách ngoại giao Trung Đông của châu Âu, với việc các quốc gia Arab và các nước EU gặp nhau trong bối cảnh lệnh ngừng bắn không ổn định ở Dải Gaza.
Nước này cho biết viện trợ cho Ukraine sẽ tiếp tục nhưng sẽ theo những cách khác do họ không còn nhiều vũ khí sẵn trong kho.
Các nỗ lực hòa giải cuộc xung đột Hamas - Israel đang được tăng cường nhằm kéo dài thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo hiện nay tại Gaza.