Theo các nguồn tin an ninh hàng hải ngày 18/12, vụ việc một tàu thương mại nghi bị cướp biển khống chế vẫn đang lênh đênh ngoài khơi Somalia đang làm gia tăng mối quan ngại về an ninh vận tải toàn cầu.
Lực lượng thực thi pháp luật bắt giữ một toán cướp biển trên vịnh Guinea thuộc khu vực Tây Phi. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Các nguồn tin trên cho biết một tàu hải quân của Tây Ban Nha đã phát hiện và đuổi theo con tàu Ruen treo cờ Malta nghi đang bị cướp biển khống chế ngoài khơi Somalia. Con tàu này thuộc sự quản lý của Công ty hàng hải Bulgare có trụ sở ở Bulgaria.
Hiện lực lượng hải quân Liên minh châu Âu (EUNAVFOR) đang phối hợp với chính quyền sở tại chia sẻ thông tin và theo dõi toàn diện vụ việc.
Theo dữ liệu từ hệ thống theo dõi tàu và công ty phân tích hàng hải MarineTraffic, lần cuối tàu Ruen báo cáo vị trí là ở ngoài khơi Somalia vào lúc 18h10 (giờ GMT) ngày 18/12.
Đây có thể là vụ tấn công đầu tiên do cướp biển Somalia thực hiện nhằm vào tàu thương mại kể từ sau vụ cướp tàu chở dầu ARIS 13 hồi năm 2017. Vụ việc đã làm dấy liên lo ngại nguy cơ an ninh bất ổn trong bối cảnh xảy ra nhiều cuộc tấn công trên Biển Đỏ nhằm vào tàu chở hàng đến Israel nhằm gây áp lực lên chính quyền Tel Aviv trong cuộc xung đột với phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza.
Việc nhiều doanh nghiệp vận tải hàng đầu thế giới đang điều chỉnh hải trình, chuyển hướng đi vòng quanh châu Phi thay vì đi qua Biển Đỏ để tránh rủi ro đã khiến giá cước vận tải đường biển đến Israel tăng mạnh.
Trong nỗ lực ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào các tàu chở hàng trên Biển Đỏ, Mỹ cùng với các nước đối tác đã thành lập liên minh an ninh gồm 10 quốc gia để bảo vệ các tàu thương mại. Liên minh này gồm Mỹ, Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết liên minh này sẽ hoạt động với mục tiêu đảm bảo tự do hàng hải cho tất cả các quốc gia và tăng cường an ninh và thịnh vượng trong khu vực.
Theo Baotintuc.vn
Ngay từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken từng tuyên bố Mỹ sẽ chỉ đàm phán với Trung Quốc nếu điều đó dẫn đến "kết quả hữu hình” để giải quyết tranh chấp giữa hai đối thủ chiến lược.
Ngày 16/12, Ngoại trưởng Anh David Cameron và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được một "lệnh ngừng bắn bền vững” ở Dải Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia (MOH) đã khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường thứ ba ngừa COVID-19, đặc biệt là với các nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao sau khi số ca nhiễm tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Mặc dù không phải là năm mang tính quyết định trên chính trường, song với vai trò là một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn, những chuyển động bất ngờ cả về đối nội lẫn đối ngoại của Mỹ đã gây chao đảo tình hình trong nước và phần nào ảnh hưởng tới thế giới.
Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc hôm qua đã phải phát đi cảnh báo sóng lạnh màu cam - mức cao nhất của loại cảnh báo này.
Khu vực Đông Bắc Á đã có một năm ngoại giao 2023 nhiều biến động, trọng tâm là ba cường quốc kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với các trục quan hệ xoay quanh ba cường quốc này vẫn là yếu tố chính chi phối mọi chuyển động quan hệ ngoại giao của khu vực.