Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh chú trọng thực hiện. Qua đó, giúp hội viên, nông dân nắm rõ và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tình hình an ninh nông thôn luôn được đảm bảo.

Các thành viên tham gia dự án "Tăng cường quyền tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số" diễu hành tuyên truyền Luật Đất đai tại xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Nhằm cải thiện việc tiếp cận thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương, dự án "Tăng cường quyền tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) được Tổ chức Helvetas phối hợp Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn và HND tỉnh triển khai thực hiện tại 2 huyện Mai Châu, Đà Bắc. Chị Nguyễn Thị Lệ, xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Tham gia vào dự án, chị cũng như các hội viên khác được tiếp thu các thông điệp về quyền tiếp cận đất đai, những tình huống phổ biến và kỹ năng hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở thông qua các chương trình tập huấn, truyền thông sân khấu hoá. Từ đó có thêm kiến thức để tham gia các tổ hoà giải ở cơ sở, giúp hội viên, nông dân, người dân địa phương hiểu đúng, đủ về pháp luật. 

Ông Hoàng Hưng, Ban Kinh tế - xã hội, HND tỉnh, cán bộ đầu mối dự án tại Hòa Bình cho biết: Từ khi dự án được thực hiện tại 2 huyện, khả năng tiếp cận thông tin liên quan tới quyền đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện. Trong 3 năm (2020-2023) đã có hơn 36.000 người được nâng cao nhận thức về quyền đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải ở cơ sở. Hơn 630 hoà giải viên, trưởng xóm, người có uy tín, thành viên các đoàn thể địa phương được đào tạo, nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai và kỹ năng hoà giải, tuyên truyền, đóng góp xây dựng chính sách đất đai.

Các cấp HND chú trọng tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến người dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp... Để kiến thức pháp luật được truyền tải sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, HND tỉnh tổ chức tuyên truyền đa dạng với nhiều hình thức: sân khấu hóa, các cuộc thi, xây dựng mô hình điểm, sinh hoạt các câu lạc bộ... Ngoài ra, HND ở cơ sở tuyên truyền cho cán bộ, hội viên ký cam kết không vi phạm pháp luật; phát huy mạng xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Từ đầu năm đến nay, các cấp HND đã phối hợp tổ chức 225 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 15.756 lượt người tham gia; trợ giúp pháp lý cho trên 8.000 lượt hội viên. Toàn tỉnh có 55 câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật" với 989 thành viên. Các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, phòng chống tội phạm, chuyển giao KH-KT, kế hoạch hóa gia đình... Các thành viên trở thành những nhân tố tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành pháp luật và bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được HND thực hiện thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở. Đến nay, toàn hội có 1.470 tổ hòa giải với trên 9.800 thành viên. 6 tháng đầu năm 2024, các cơ sở hội tích cực tham gia cùng MTTQ, các đoàn thể, chính quyền địa phương hòa giải thành công 139/170 vụ, đạt 81,8% vụ việc tham gia hòa giải. Các tổ hòa giải tham gia và hòa giải thành công 30/66 vụ tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình...

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên luôn được các cấp hội quan tâm thực hiện. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Số vụ việc cần hòa giải giảm 61 vụ so với cùng kỳ năm 2023, xây dựng đoàn kết khu dân cư, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.



T.H

Các tin khác


Châu Phi có thể là đối thủ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm toàn cầu

Tám mỏ đất hiếm ở các quốc gia như Tanzania, Angola, Malawi, Nam Phi và Uganda dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2029 và đóng góp 9% nguồn cung toàn cầu.

Ấn Độ thảo luận với Myanmar và Thái Lan về ổn định biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 11/7, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có các cuộc họp riêng rẽ với những người đồng cấp Myanmar và Thái Lan, trong đó tập trung vào vấn đề ổn định biên giới và hỗ trợ nhân đạo.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế

Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế khi đóng góp gần 50% trong tổng số 3,4 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế toàn cầu trong năm 2022.

OPEC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Báo cáo tháng 7/2024 của OPEC lưu ý rằng đà tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn vẫn ổn định trong nửa đầu năm 2024 và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong những tháng tới.

Bài phát biểu của Thủ tướng Hungary trên cương vị Chủ tịch Hội đồng EU bị trì hoãn

Theo mạng tin châu Âu Euronews.com ngày 10/7, dù đang đảm nhiệm cường vị Chủ tịch Hội đồng EU, nhưng Thủ tướng Hungary Viktor Orban sẽ phải chờ đến cuối năm nay để trình bày chương trình nghị sự theo khẩu hiệu "Đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trước Nghị viện châu Âu.

Dư luận Trung Quốc bất bình về bê bối thực phẩm mới liên quan đến dầu ăn

Một vụ bê bối thực phẩm mới liên quan đến dầu ăn đã gây xôn xao Trung Quốc, khoảng một thập niên sau nỗ lực của nước này xử lý các nhà hàng tái sử dụng dầu ăn và mỡ thải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục