Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, nhiều triệu người chết vì những bệnh tật liên quan đến nước mỗi năm

Trong thông điệp nhân ngày Nước Thế giới (22-3) năm nay,  Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã gióng lên hồi chuông báo động rằng số người chết vì sử dụng nước không an toàn còn cao hơn số nạn nhân của mọi hình thức bạo lực, trong đó có chiến tranh, trên khắp thế giới.

Ông Ban Ki-moon cho biết: “Những cái chết này là một sự sỉ nhục đối với nhân loại và cản trở nỗ lực phát triển của nhiều nước”. Theo ông Ban, nguồn nước sạch đang trở nên khan hiếm và sẽ càng khan hiếm hơn do tác động của biến đổi khí hậu. 


Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Ban nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế sẽ luôn phụ thuộc vào khả năng quản lý nguồn nước của các nước. Vì thế, ông Ban thúc giục các nước cần quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước của mình.


Chủ đề của ngày Nước Thế giới năm nay: “Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh” đã nêu bật một thực tế rằng cả số lượng lẫn chất lượng của các nguồn tài nguyên nước đang lâm nguy. Theo hãng tin AP, một báo cáo được Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) công bố hôm 22-3 cho biết 3,7% số người chết trên thế giới mỗi năm - tương đương nhiều triệu người - là do những bệnh tật liên quan đến nước gây ra.



Người dân chờ nhận nước sinh  hoạt từ một xe tải ở thành phố Tegucigalpa, Honduras hôm 22-3. Ảnh: EPA




Trong khi đó, số bệnh nhân mắc phải những bệnh tật có liên quan đến nước chiếm hơn phân nửa số giường tại các bệnh viện trên thế giới.


Ông Achim Steiner, Giám đốc điều hành UNEP, cảnh báo: “Nếu chúng ta không quản lý được chất thải của mình, số người tử vong vì những bệnh tật lây qua nước sẽ ngày càng tăng”. Theo báo cáo, khoảng 2 tỉ tấn nước thải được thải ra mỗi ngày, thúc đẩy sự lây lan của bệnh tật và gây tổn hại đến hệ sinh thái.


Cùng lúc đó, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở miền Tây và Trung Phi vẫn còn là một mối bận tâm lớn.

UNICEF ghi nhận rằng 155 triệu người ở Tây và Trung Phi, tương đương 39% dân số khu vực này,  không tiếp cận được nước uống sạch. Con số này cũng chiếm 18% tổng số người không tiếp cận được nước uống trên thế giới. Một mối bận tâm khác là 291 triệu người dân tại khu vực này thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản.

 

 

                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục