Theo AFP, hiện đã có 38 bang của Mỹ tuyên bố khởi kiện ngay khi Tổng thống Barack Obama ký ban hành đạo luật cải cách y tế vào ngày 23-3. Bộ trưởng Tư pháp bang Florida, ông Bill McCollum, thuộc đảng Cộng hòa cho biết, vụ kiện sẽ tập trung vào điều khoản của đạo luật mới quy định phạt những người không chịu mua bảo hiểm y tế.

Ông McCollum cho rằng dự luật trên đã vi phạm Hiến pháp Mỹ do bảo vệ quá nhiều cho các công ty nhà nước. Ông McCollum khẳng định những người đồng cấp của ông tại các bang khác trong đó có Nebraska, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah và Washington đã sẵn sàng cùng ông tham gia vụ kiện.

Bác sĩ và nhân viên y tế ủng hộ cải cách y tế của chính quyền Tổng thống Obama. Ảnh: AFP

Một số nhà quan sát quốc tế nhận định cuộc bỏ phiếu ngày 21-3 về Dự luật cải cách y tế ở Mỹ đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến mới để thực thi điều luật này. Nhà Trắng lập luận rằng một khi cuộc tranh cãi lắng xuống, người Mỹ sẽ chấp nhận cải cách.

Đảng Cộng hòa và các tập đoàn bảo hiểm tư nhân không chịu thua phe Cộng hòa lập luận cuộc cải cách trên là một cuộc “tiếp quản nguy hại” của chính phủ đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm của Mỹ. Ngay sau khi Hạ viện thông qua dự luật, Marco Rubio, ứng cử viên vào Thượng viện của đảng Cộng hòa tại Florida bình luận: “Dự luật cải cách y tế này là hiện thân của tất cả những gì mà người dân căm ghét đối với hệ thống chính trị của nước Mỹ: càng thêm kinh phí, càng nhiều quy định, thỏa thuận cửa sau, thiếu minh bạch, thông tin sai lệch, tráo trở, coi trọng chính trị hơn nguyên tắc, mị dân, chạy theo thị hiếu và nuốt lời hứa”.

Họ lôi kéo tất cả các tập đoàn kinh tế lớn ủng hộ mình khi cho rằng bảo hiểm y tế đang trở thành gánh nặng cho những công ty làm ăn trên đất Mỹ và đẩy họ vào thế hạ phong trên trường quốc tế. Ví dụ: Tập đoàn xe hơi General Motors (GM) phải chi mỗi năm khoảng 5 tỷ USD tiền bảo hiểm y tế cho hơn 1,1 triệu nhân viên và công nhân của hãng, nghĩa là bảo hiểm y tế chiếm từ 1.500 - 2.000 USD trong mỗi chiếc xe hơi xuất xưởng. Bảo hiểm y tế cũng là một trong những nhân tố làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Mỹ và là một trong những vấn đề thường gây căng thẳng trong các cuộc thương thuyết giữa công đoàn và chủ công ty.

Cuộc đấu tranh cải cách y tế ở Mỹ thật sự là cuộc đấu tranh giữa quyền lợi của chủ tư bản với quyền lợi của hàng chục triệu người lao động thu nhập thấp, không thể mua nổi bảo hiểm y tế cho mình.

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tổng thống đắc cử của Costa Rica bà Laura Chinchilla
Không có hình ảnh

Lần theo tổ chức mafia gốc Việt ở Rumania

Các nhà thực thi pháp luật Rumania vừa thành công trong việc bóc gỡ một đường dây tội phạm, người cầm đầu đường dây này là một người đàn ông Việt Nam mang hai quốc tịch Việt nam - Rumania.

Biểu tình phản chiến trước cổng Nhà Trắng

Người biểu tình cho rằng TT Barack Obama vẫn theo đuổi chính sách hiếu chiến của người tiền nhiệm

Vụ xét xử Rio-Tinto tại Trung Quốc: Đại diện của Australia không được dự phiên tòa

Sau 8 tháng bị giam giữ tại Thượng Hải, hôm nay (22-3), doanh nhân mang quốc tịch Australia Stern Hu, cựu Giám đốc chi nhánh Thượng Hải của Tập đoàn khai khoáng Anh - Australia Rio Tinto, sẽ bị đưa ra xét xử cùng 3 đồng nghiệp người Trung Quốc tại Tòa án Nhân dân Trung thẩm số 1 Thượng Hải.

Áo đỏ Thái Lan đòi gặp riêng thủ tướng

Thủ tướng Thái Lan hôm qua thông báo ông sẽ cử đại diện tới đàm phán với những người chống chính phủ, song phe áo đỏ đòi nói chuyện trực tiếp.

LHQ cam kết giúp nối lại đàm phán giữa Israel và Palestine

Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngay sau khi kết thúc cuộc họp của Nhóm Bộ tứ về Trung Ðông tại Moscow, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon đã đến thăm Trung Ðông, có cuộc thảo luận riêng rẽ với Thủ tướng Palestine Salam Fayad tại Ra-ma-la và Tổng thống Israel Shimon Peres tại Jerusalem.

Eo biển Malacca, eo biển lửa

Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng - là nơi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á, cũng là mục tiêu nóng của các vụ cướp biển, khủng bố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục