Nhờ đạo luật quyền được thông tin, nhiều quan chức địa phương ở Ấn Độ không dám nhũng nhiễu và lạm dụng quyền lực

Tập trung dưới bóng cây cổ thụ thiêng của ngôi làng nhỏ, nghèo và đông dân Bharavan của bang Uttar Pradesh, người dân có thể viết đơn chất vấn về những công việc của chính quyền từ chuyện trường học, thuế khóa, việc làm đến khiếu nại về tài sản, đất đai hoặc đặt nghi vấn về những bất công thường ngày để yêu cầu chính quyền trả lời.

Theo nhật báo Pháp La Croix, đạo luật quyền được thông tin được xem là phương thuốc thần diệu để chống tham nhũng ở Ấn Độ.


Thành quả đấu tranh


Bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10-2005, do sự thôi thúc của Chủ tịch Đảng Quốc đại Sonia Gandhi, đạo luật quyền được thông tin cho phép công dân biết về sổ sách và một số công việc hành chính khác.

Trong lúc nạn nhũng nhiễu và lạm quyền vẫn tồn tại ở nhiều địa phương Ấn Độ thì đạo luật này được xem là công cụ chống lại tệ nạn này của người dân bình thường. Đây cũng là thành quả của phong trào rộng lớn, trong đó có những nhà đấu tranh nổi tiếng của Ấn Độ như bà Aruna Roy, đòi minh bạch hóa hoạt động chính quyền.


Hồi năm 2003, ông Muna Lal Shukla, 35 tuổi, đã tuyệt thực 11 ngày và nằm dài dưới bóng cây của làng Bharavan yêu cầu được biết về các khoản chi tiêu của hội đồng địa phương. Cuối cùng, khi chính quyền nhượng bộ, ông Shukla biết rằng ngân sách đã được chi vào những khoản có lợi cho các viên chức dân cử địa phương.

Hiện nay, ông Shukla sử dụng công cụ mới là quyền được thông tin. Trước đây là hiệu trưởng một trường trung học, ông giúp đỡ người dân thảo đơn yêu cầu được thông báo về những công việc của chính quyền liên quan đến đời sống thiết thực của họ.



Bà Sonia Gandhi (phải), một trong những người tích cực vận động cho đạo luật quyền được thông tin. Ảnh: AP


Ông cho rằng trong lúc các cơ quan hành chính muốn che giấu nhưng người dân hiểu điều đó và họ đòi được biết về những khoản thu chi trong ngân sách.


Anh Yesbir Singh, 28 tuổi, muốn biết khoản tiền dành cho việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng của làng đi về đâu và nghi ngờ có viên chức bỏ túi riêng.

Nhiều nông dân khác giống như ông, muốn mang ra ánh sáng những chuyện tham nhũng trong những công trình liên quan thiết thực với họ như điện, nước, chiếu sáng, thủy lợi và nhiều dự án công khác hầu như không bao giờ hết trong một xã hội nông thôn đang phát triển.

Theo ông Shukla, chuyện đất đai và tài sản lâu nay vẫn được xem là vấn đề nhạy cảm nhất, đứng đầu về yêu cầu được thông tin, chiếm 1/3 trong tổng số đơn thư yêu cầu.


Quan chức tránh né


Trên thực tế, quyền được thông tin cũng chỉ được đáp ứng một phần. Ông Shukla nhận định: “Trong số 150 yêu cầu của chúng tôi, chỉ có 50 phản hồi thỏa đáng. Hầu như chúng tôi không nhận được trả lời thông tin về cảnh sát.

Mặt khác, nhiều khi chúng tôi phải chờ hơn một năm so với thời hạn luật định chỉ có 30 ngày hoặc nhiều khi cơ quan hữu trách không nhận được yêu cầu của chúng tôi”. Một viên chức địa phương thổ lộ: “Phản ứng đầu tiên của chúng tôi là nghĩ ra cách để có thể từ chối trả lời”.


Đối với viên chức chính quyền, luật quyền được thông tin quy định phạt thậm chí có thể bị điều tra tư pháp khi họ từ chối trả lời yêu cầu muốn biết của người dân.

Trên thực tế, đạo luật này gây phiền phức cho nhiều quan chức đã quen giấu kín chuyện đút lót. Một số quan chức cao cấp, có cả bộ trưởng và thẩm phán, từng bị phát hiện tham nhũng bắt nguồn từ yêu cầu minh bạch thông tin của người dân. Do đó, đạo luật này từng bị đề nghị sửa đổi đến hai lần.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục