Hàn Quốc đã giành được sự ủng hộ của Mỹ trong việc trừng phạt thương mại với Triều Tiên, trong khi Nhật Bản đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt Triều Tiên vì những cáo buộc liên quan đến vụ chìm tàu Cheonan còn Trung Quốc xác nhận "sự nghiêm trọng" của tình hình.

 

Mỹ-Hàn phô diễn lực lượng

Chính phủ Mỹ hôm qua thông báo là quân đội Mỹ sẽ hết lòng hỗ trợ cho Hàn Quốc đương đầu với một cuộc tấn công mới của Triều Tiên sau vụ đánh đắm tuần dương hạm Cheonan. Thể hiện “quyết tâm rõ rệt này”, ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak trong thông điệp gửi quốc dân tuyên bố Seoul sẽ tự mình chống lại mọi cuộc tấn công trong tương lai từ phía Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho quân đội Mỹ hợp tác chặt chẽ với quân đội Hàn Quốc đối phó với mọi tình huống.
 


Tổng thống Hàn Quốc phát biểu ngày hôm qua

Tổng thống Mỹ còn chỉ thị cho chính phủ của ông xem xét lại chính sách đối với Triều Tiên. Phát ngôn viên của Tổng Thống Mỹ, ông Robert Gibbs cho biết thêm là các biện pháp trả đũa của Hàn Quốc là “rất thích hợp” và Seoul có thể tin cậy vào hậu thuẫn toàn vẹn của Washington.

Tuy nhiên, về phía Mỹ, Nhà Trắng chưa cho biết cụ thể là sẽ xem xét lại chính sách đối với Triều Tiên như thế nào ngoài biện pháp tăng cường tập trận, gia tăng đối thoại hợp tác an ninh với Seoul. Theo ông Gibbs, Mỹ đang cùng Hàn Quốc lên kế hoạch cho 2 cuộc tập trận quân sự lớn ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên để biểu dương lực lượng nhằm “ngăn chặn mọi sự gây hấn trong tương lai từ phía Bình Nhưỡng”.

Giới phân tích cho rằng thật ra, trừ phi Bình Nhưỡng có một động thái gì khác thường làm tình hình khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên căng thẳng thêm, cho đến nay hầu như Mỹ và Hàn Quốc đều không có một động thái nào muốn gây “chiến tranh toàn diện”.

Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc không được đặt trong tình trạng báo động, Ngoại Trưởng Hillary Clinton đang thảo luận với Bắc Kinh trong khuôn khổ đối thoại chiến lược cũng tuyên bố tìm một giải pháp “xuống thang khủng hoảng”.

“Bắc Kinh công nhận sự nghiêm trọng”

Hôm qua, Tổng thống Hàn Quốc loan báo nước ông sẽ cắt đứt phần lớn các quan hệ mậu dịch với Triều Tiên và cấm tàu bè của nước này vào hải phận của Hàn Quốc. Ông Lee cũng cho biết Hàn Quốc sẽ đưa vụ việc này ra trước Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và Bình Nhưỡng có thể thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt mới.

Lên tiếng khi đang ở thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary cho biết Mỹ kiên quyết hậu thuẫn hành động này.

Tại lễ khai mạc hội đàm kinh tế chiến lược lần thứ 2 giữa Mỹ và Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về vụ đắm tàu hải quân của Hàn Quốc dựa trên kết quả điều tra nguyên nhân vụ chìm là do ngư lôi của miền Bắc. Bà cho rằng liên quan đến vụ chìm tuần dương hạm Cheonan, Mỹ và Trung Quốc nhất định phải hợp tác để ngăn chặn Triều Tiên.

Ngoài ra, bà Hillary cũng nhấn mạnh đây là vấn đề khẩn cấp liên quan đến Bình Nhưỡng và quốc tế phải hợp tác lẫn nhau để đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ nói rằng bà tham khảo ý kiến ráo riết với chính phủ Trung Quốc về vụ việc này, nhưng không đề cập đến các chi tiết. Bà cho biết Bắc Kinh công nhận “sự nghiêm trọng của tình hình” và thông cảm với phản ứng của Hàn Quốc. Theo bà, tình hình rất bấp bênh và Mỹ đang cố gắng làm việc để tránh gia tăng “một sự leo thang trong thái độ khiêu khích hiếu chiến”.

Một quan chức cấp cao giấu tên của chính phủ Mỹ nhận định Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng ý kiến trong phản ứng với Triều Tiên liên quan đến vụ chìm tuần dương hạm Cheonan.

Nhật Bản cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt

Chính phủ Nhật Bản hôm qua tuyên bố nước này sẵn sàng triển khai các biện pháp trừng phạt Triều Tiên vì vụ chìm chiến hạm Cheonan. Hành động này sẽ được thực thi dưới sự tham vấn với phía Hàn Quốc và Mỹ. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirofumi Hirano tuyên bố với báo giới rằng Nhật Bản sẽ ủng hộ nếu chính phủ Hàn Quốc đưa vụ việc ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

Trước đó, tại cuộc gặp an ninh quốc gia cấp cao, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã chỉ thị cho các bộ trưởng trong nội các cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung với Triều Tiên. Sau cuộc gặp, ông Hatoyama đã có cuộc điện đàm khẳng định lập trường này với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Hôm qua, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói ông hy vọng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ có hành động với Bình Nhưỡng.

                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác


LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục