Sự kiện này càng củng cố thêm những dự báo rằng Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, sớm nhất là vào năm 2030.

Sau 3 thập kỷ tăng trưởng ngoạn mục, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong quý II/2010.
 
Chính phủ Nhật Bản hôm 16-8 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt 1.288 tỉ USD trong quý II năm nay, trong khi GDP của Trung Quốc đạt 1.336 tỉ USD.
 
Nhà chức trách Nhật Bản cho biết nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý II/2010, thấp hơn nhiều so với dự báo.
 
Một nhà máy xe hơi ở Trung Quốc. Nước này đã qua mặt Nhật Bản
để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong quý II/2010. Ảnh: AFP
 
Hãng tin AP nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn vẫn sẽ lớn hơn Nhật Bản vào cuối năm 2010 bởi sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 
Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng khoảng 10%/năm, trong khi kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng trưởng từ 2% đến 3% trong năm nay.
 
Một yếu tố khác là kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng trì trệ trong gần một thập kỷ qua và đang đối mặt với tình trạng dân số đang già đi nhanh chóng.
 
Ngược lại, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh vì nước này còn lâu mới đạt tới trình độ phát triển như Nhật Bản.
 
Có thể thấy rõ điều này qua việc dù đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ vào khoảng 3.600 USD, quá thấp so với mức 37.800 USD của Nhật Bản hoặc 42.240 USD của Mỹ.
 
Nhà kinh tế học Kyohei Morita thuộc Quỹ Đầu tư Barclays Capital ở Tokyo nhận định: “Chúng ta cần quan tâm tới GDP bình quân đầu người”. Theo ông, việc kinh tế Trung Quốc qua mặt Nhật Bản chỉ “mang tính biểu tượng”.
 
Dù vậy, ông Nicholas R. Lardy, nhà kinh tế học tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, vẫn đánh giá việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là một sự kiện có ý nghĩa lớn.
 
Ông cho báo The New York Times (Mỹ) biết: “Nó tái xác nhận những gì đã xảy ra trong thời gian qua:  Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về mặt kinh tế. Đối với các nước ở châu Á, Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất, thay vì Mỹ hoặc Nhật Bản”.
 
Một số chuyên gia cho biết diễn biến trên càng củng cố thêm những dự báo rằng Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, sớm nhất là vào năm 2030. Theo thống kê, GDP của Mỹ đạt 14.000 tỉ USD trong năm 2009.
 
                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục