Ấn Độ đang tràn ngập ngũ cốc dự trữ, trong khi hàng trăm triệu dân nước này vẫn sống trong cảnh thiếu ăn.

Theo Le Monde hôm qua, Tòa án tối cao Ấn Độ vừa ra phán quyết các cơ quan nhà nước phải phát bớt gạo và các loại ngũ cốc khác cho những người nghèo khổ nhất, hơn là để hàng chục triệu tấn lương thực dự trữ hư hại vì mối mọt, chuột và thiên tai. Hằng năm, chính quyền Ấn Độ dự trữ một lượng lớn ngũ cốc để đối phó với các cuộc khủng hoảng lương thực, thiên tai đồng thời để bán với giá rẻ cho những người nghèo. Tuy nhiên, Le Monde nhận định việc phân phát lương thực lại bị chi phối bởi quan liêu và tham nhũng. Theo tờ Hindustan Times của Ấn Độ, khoảng 60 triệu tấn ngũ cốc đang “ngủ quên” trong các kho lương, gấp 3 lần so với lượng dự trữ cần thiết. Trong đó, khoảng 11 triệu tấn đã bị hư hại hoàn toàn.

- 80 - 200 triệu người Ấn Độ bị suy dinh dưỡng.

- 80 triệu hộ gia đình tại nước này hiện sống dưới chuẩn nghèo khổ và được cấp phiếu phân phối lương thực (mua với giá rẻ hoặc được phát miễn phí).

- Chính phủ Ấn Độ tốn 4,5 tỉ euro hằng năm cho chương trình phân phối lương thực, trong đó, chi phí cho việc dự trữ ngũ cốc chiếm đến 1/3.

Kể từ cuộc cách mạng “xanh” vào những năm 1970, sản lượng lương thực tại Ấn Độ không ngừng tăng lên, nhưng người nghèo vẫn chưa thật sự được “cơm no áo ấm”. Đến 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và tỷ lệ thiếu ăn không hề giảm từ năm 1999 đến 2006. Tình trạng lương thực của nền kinh tế xếp thứ 11 thế giới kém ngang một số nước châu Phi, trong khi Ấn Độ hầu như không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chính trị hay nội chiến. Hình ảnh người dân bụng rỗng trong khi kho lương lại đầy tràn khiến dư luận phẫn nộ. Kinh tế gia Himanshu tỏ ra bất bình trên nhật báo Mint: “Vì sao năm qua chính phủ không phân phát lương thực mạnh tay trong khi nhiều nơi trên cả nước bị hạn hán và vì sao cứ phải tăng số lương thực dự trữ trong khi chúng đang thối rữa trong các nhà kho?”.

Le Monde dẫn báo cáo của Tòa án tối cao Ấn Độ cho hay nhiều cửa hàng bán lương thực giá rẻ chỉ mở cửa 2 hay 3 ngày mỗi tháng. Những người nghèo vốn chạy ăn từng bữa cũng khó gom đủ tiền để mua một lần số thực phẩm giá rẻ hằng tháng theo tiêu chuẩn (từ 25-30 kg bột mì hoặc gạo). Lương thực dự trữ vì thế cứ tiếp tục “mòn mỏi” trong kho. Đáng nói hơn, không ít người vì quá nghèo đã phải gán phiếu phân phối lương thực để trừ nợ hoặc bán lại số nông sản giá rẻ vừa mua được để kiếm thêm chút tiền.

Nhiều đợt cải cách, nhiều lời hứa hẹn cải thiện tình trạng lương thực trong các chiến dịch tranh cử những thập niên qua vẫn chưa đem lại hiệu quả đáng kể. Ấn Độ đang ngày càng giàu lên với những tỉ phú thường xuyên được Tạp chí Forbes nhắc tên nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á, nước này vẫn còn khoảng 651 triệu người nghèo.

                                                                            Theo Báo Thanh Nien

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục