Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Anh David Cameron (từ trái sang phải) đã cố gắng giảm bớt bất đồng trong vấn đề tỷ giá và thương mại tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Anh David Cameron (từ trái sang phải) đã cố gắng giảm bớt bất đồng trong vấn đề tỷ giá và thương mại tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20.

Ngày thứ 2 và cũng là ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo vẫn tranh cãi gay gắt về việc xem xét tỷ giá đồng tiền và cán cân thương mại. Dù vậy, G20 cũng đã đạt được sự đồng thuận chung là không ủng hộ Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề đồng nhân dân tệ. Việt Nam đã mạnh dạn đề xuất thể chế hóa việc mời Chủ tịch ASEAN tham dự hội nghị.

 

Các nhà quan sát đã nhận định rằng, động thái nói trên của 20 nước thành viên G20 đã giúp hạn chế tối đa được nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu. Đương nhiên, các nhà lãnh đạo trong đó có cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng hứa sẽ tự điều chỉnh tỷ giá đồng tiền cho cân bằng với tình hình thế giới hiện nay để tránh nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.

Sáng 12/11, tuyên bố chính thức duy nhất được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, với tư cách là nước chủ nhà cho biết, các bên đã đạt được những tiến triển lớn trên bàn đàm phán. Đến chiều cùng ngày, phát ngôn viên của Hội nghị G20 khẳng định, các nhà lãnh đạo đã tiến gần tới một thỏa thuận nhằm giải quyết những căng thẳng trong quan hệ tiền tệ và thương mại. Tuy nhiên, dự thảo cho thỏa thuận này vẫn chứa đựng không ít bất đồng. 

Là khách mời của hội nghị, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham gia hội nghị với đề xuất rằng, không những quan tâm hỗ trợ các nước kém phát triển và thu nhập thấp, G20 còn cần quan tâm tới các nước đang phát triển, trong đó có các nước thành viên ASEAN.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Anh David Cameron (từ trái sang phải) đã cố gắng giảm bớt bất đồng trong vấn đề tỷ giá và thương mại tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20.

Trước phiên họp toàn thể thứ nhất của Hội nghị thượng đỉnh G20 sáng 12/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. Cuộc gặp này được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam để chia sẻ thông tin và thống nhất quan điểm giữa Việt Nam, Singapore và Ban Thư ký ASEAN về chủ trương tham gia, phối hợp sáng kiến của ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nhằm tăng cường hợp tác giữa ASEAN và G20.

Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã phối hợp với các nước ASEAN xây dựng tài liệu quan điểm chung của ASEAN về các nội dung của Hội nghị thượng đỉnh G20 và đưa ra một số sáng kiến để thảo luận tại hội nghị trong đó có việc đề nghị các nước G20 thể chế hóa việc mời Chủ tịch ASEAN tham dự các Hội nghị cấp cao G20, những khuyến nghị của ASEAN liên quan đến kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới, cải cách các thể chế tài chính quốc tế, các vấn đề phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, chương trình nghị sự của G20 cần chú trọng quan tâm hỗ trợ không chỉ các nước kém phát triển và thu nhập thấp mà cả nước đang phát triển, trong đó có các nước thành viên ASEAN, nhằm tránh nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" hoặc trở lại nhóm nước thu nhập thấp do những biến động của môi trường kinh tế khu vực và thế giới.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hoannghênh và ủng hộ các sáng kiến và đề xuất của Việt Nam, đánh giá Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010, đã thể hiện vai trò chủ động, tích cực tại diễn đàn quốc tế quan trọng này

 

                                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục