Các tổ chức nhân quyền ở Nga phản ứng dữ dội khi có tin Điện Kremlin đề nghị đưa nhà sáng lập WikiLeaks vào danh sách đề cử giải Nobel Hòa bình

 

Điện Kremlin ngày 8-12 đã bất ngờ đề nghị các tổ chức phi chính phủ suy nghĩ về việc đưa nhà sáng lập website WikiLeaks Julian Assange vào danh sách ứng viên nhận giải Nobel Hòa bình. Nguồn tin từ Điện Kremlin giải thích đề nghị bất ngờ đó là mong muốn giúp đỡ Assange của chính quyền Nga.

 
Nghi ngờ và phản đối
 
Đại diện các tổ chức bảo vệ nhân quyền hàng đầu ở Nga đã có thái độ nghi ngờ ý tưởng đã được Điện Kremlin nêu ra. Đồng thời, các tổ chức này đã ngay lập tức nhận ra sự mỉa mai trong thông báo trên.
 
Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Memorial Oleg Orlov phát biểu với hãng tin Interfax: “Tôi không thể tin rằng một người từ văn phòng tổng thống lại có thể phát biểu điều đó mà không hề mỉa mai”.
 
Ông này còn nói thêm rằng ông muốn biết nguồn tin trên sẽ nói ra điều đó hay không nếu như Assange bắt đầu công bố tài liệu về Nga và Trung Quốc như đã hứa.
 
 
Theo báo Komsomolskaya Pravda, phát ngôn viên Điện Kremlin cho rằng
đề nghị giải Nobel cho nhà sáng lập WikiLeaks là lời nói đùa. Ảnh: AFP


Về phần mình, ông Lev Ponomarev, người đứng đầu phong trào Vì quyền con người, nhận định rằng khó có thể đánh giá đề nghị trao giải Nobel cho Assange một cách hợp logic được.
 
Ông tuyên bố: “Điều đó thật vô lý. Tôi thấy khó đánh giá liệu Assange có xứng đáng hay không”. Theo ông, có thể đã có một số người đưa ra ý tưởng tương tự.
 
Ông Ponomarev cũng cho rằng có thể bởi vì những thông tin công bố trên website WikiLeaks chỉ làm tổn hại uy tín nước Mỹ nên Kremlin muốn khuấy động dư luận để chọc giận nước Mỹ hơn nữa.
 

Tách biệt với thế giới

Theo hãng tin Itar-Tass, hiện nay, Assange bị giam ở nhà tù Wandsworth, nhà tù lớn nhất nước Anh, nằm cách không xa tổ hợp thể thao Wimbledon. Ông ta được bố trí trong một nhà giam đặc biệt có hệ thống theo dõi tù nhân. Các luật sư của Assange cho biết lúc này ông ta hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài, không liên lạc với ai cả.

Nhà chức trách Anh thông báo cuộc gặp mặt đầu tiên với bị can sẽ diễn ra vào ngày 13-12, một ngày trước phiên tòa xử Assange theo cáo buộc của Thụy Điển.

Trong khi đó, bà Tatyana Lokshina, đại diện chi nhánh Tổ chức Theo dõi nhân quyền ở Moscow, tuyên bố rằng bà đánh giá đề xuất giải Nobel cho nhà sáng lập WikiLeaks là vô lý. Bà nhấn mạnh: “Điều đó hoàn toàn cực kỳ vô lý. Tôi không thể hiểu nổi vì sao đề nghị đó lại được gửi đến các tổ chức phi chính phủ. Có lẽ, đó là một chuyện đùa”.
 
Thế nhưng, sau đó, báo Komsomolskaya Pravda khẳng định đề nghị về giải Nobel chỉ là lời nói đùa. Theo báo này, chính phát ngôn viên của tổng thống Nga Natalya Timakova quả quyết điều đó.
 
Nga muốn NATO giải thích
 
Trong một diễn biến khác, phái viên Nga ở NATO Dmitry Rogozin yêu cầu NATO xác nhận hoặc phủ nhận các báo cáo của WikiLeaks cho thấy khối liên minh này đối xử với Nga như một kẻ gây sự. Đồng thời, Rogozin tuyên bố ông chờ đợi NATO công khai từ bỏ các kế hoạch quân sự chống lại Nga.
 
Theo RIA Novosti, các tài liệu mật về ngoại giao của Mỹ mới được tiết lộ trên Wikileaks cho thấy hồi tháng 1 năm nay, NATO vạch kế hoạch bảo vệ các quốc gia vùng Baltic, gồm Estonia, Latvia và Lithuania, chống lại bất cứ cuộc tấn công nào có thể xảy ra do Nga tiến hành.
 
Phát ngôn viên của NATO đã khẳng định NATO và Nga không phải là kẻ thù của nhau nhưng liên minh này luôn luôn sẵn sàng bảo vệ các thành viên trong khối, trong đó có các quốc gia vùng Baltic.
 
Ngoài ra, theo hãng tin RIA Novosti, Assange hiện đứng đầu trong cuộc thăm dò trực tuyến tìm Nhân vật trong năm của tạp chí Time. Các biên tập viên sẽ đưa ra lựa chọn vào ngày 15-12 tới.
 
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục