Tỷ giá NDT và USD vẫn đang là chủ đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung

Tỷ giá NDT và USD vẫn đang là chủ đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung

Theo Wall Street Journal, ngày hômqua, Bộ Tài chính Mỹ đã quyết định không đưa Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ” nhưng vẫn cho rằng nhân dân tệ (NDT) đang ở mức thấp hơn bình thường, đồng thời thúc giục Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình nâng giá NDT

  • Âm ỉ bùng nổ

Từ ngữ mà Bộ Tài chính Mỹ sử dụng trong báo cáo về chính sách tiền tệ của Trung Quốc hiện nay gọi giá NDT “dưới mức giá trị thực” thay vì “thấp đáng kể so với giá trị thực” được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 7-2010. Bộ Tài chính Mỹ vẫn yêu cầu mỗi năm hai lần xem xét lại Trung Quốc và các nước khác có thao túng tiền tệ của họ hay không.

Báo cáo trước Quốc hội, bộ này cho biết sẽ không “gán” cho Trung Quốc nhãn “thao túng tiền tệ” mà thay vào đó dùng các biện pháp ngoại giao để gây sức ép với Trung Quốc trong việc định giá lại NDT. Bộ Tài chính Mỹ cho rằng nếu Bắc Kinh thiếu linh động trong chính sách tiền tệ sẽ dẫn tới áp lực gia tăng về việc tăng trưởng nóng tín dụng, tạo áp lực trên bất động sản, đe dọa tăng trưởng. Ngoài Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ cũng không “dán nhãn” thao túng tiền tệ cho các nước khu vực đồng euro và 8 nước khác.   

Động thái của Washington diễn ra sau chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, theo đó  ông Hồ Cẩm Đào đã cam kết điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc công bố điều chỉnh tỷ giá NDT vào tháng 6-2010 tới nay, NDT đã tăng giá 3,7% so với USD. Mỹ cho rằng đây là bước đi “giúp đưa tỷ giá theo hướng thị trường hơn”. Bộ Tài chính Mỹ cho biết do tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cao hơn của Mỹ nên đà tăng giá của đồng NDT so với đồng USD thực tế diễn ra nhanh hơn, khoảng 10%/năm.

Tỷ giá NDT và USD vẫn đang là chủ đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung.

Bước đi của Bộ Tài chính Mỹ đã làm nhiều nghị sĩ Mỹ thất vọng vì họ mong muốn có biện pháp mạnh hơn với vấn đề đồng NDT giá thấp. Theo họ, hàng hóa Trung Quốc do lợi thế đồng tiền được định giá thấp vẫn đang đánh bạt hàng hóa Mỹ. Thâm hụt mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc vẫn ở mức cao, với 252,4 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2010. Nhiều chuyên gia cho rằng nó có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 268 tỷ của cả năm 2008.

Mỹ liên tục cáo buộc Bắc Kinh định giá thấp đồng nội tệ của mình, dẫn tới việc thị trường Mỹ tràn ngập hàng hóa giá rẻ, gây ảnh hưởng tới thị trường việc làm của nước này. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cũng liên tục bác bỏ cáo buộc trên. Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Max Baucus cho rằng: “Mỹ đã để Trung Quốc tự do thực hiện chính sách tiền tệ của họ trong một thời gian quá dài”.

Với báo cáo mới của Bộ Tài chính Mỹ, xem ra Quốc hội Mỹ khó có cơ hội thông qua một dự luật trừng phạt Trung Quốc về chính sách tiền tệ vốn được đề xuất từ ngày 15-10-2010 nhưng nhiều lần bị hoãn.

  • Trung Quốc vẫn là “chủ nợ” lớn của Mỹ

Theo hãng tin Reuters, sở dĩ Bộ Tài chính Mỹ không muốn gây thêm sức ép với Trung Quốc là do hiện nay Trung Quốc đang nắm đa số các trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ bán ra. Theo chuyên gia phân tích tài chính tại Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ ở New York, Bộ Tài chính Mỹ cũng có “phần bánh” của mình trong đó nên gây sức ép với Trung Quốc cũng là tự làm khó mình, hơn nữa Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Lần gần đây nhất Mỹ “dán nhãn” thao túng tiền tệ cho Trung Quốc là vào năm 1994.

Cũng theo nhiều chuyên gia, ngay cả việc Trung Quốc phá giá nhanh hơn nữa NDT cũng không thể giúp Mỹ giải quyết vấn đề thất nghiệp của nước này vốn xuất phát từ chính nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn. Tờ Thượng Hải nhật báo dẫn lời Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung, ông John Frisbie cho rằng Bộ Tài chính Mỹ đã có bước đi đúng.

 

                                                                                           Theo SGGP

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục