Người dân Ai Cập hôm 4.2 tiếp tục biểu tình rầm rộ để kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức ngay lập tức, theo AFP.

 

Cũng như “Ngày cuồng nộ” cách đây đúng một tuần, cuộc xuống đường lần này thu hút nhiều người hơn hẳn những ngày khác vì thứ sáu là ngày cầu nguyện quan trọng nhất trong tuần của người Hồi giáo.

Theo AFP, hàng chục ngàn người đổ ra đường từ các đền thờ ở thủ đô Cairo cũng như  các thành phố lớn như Alexandria, Luxor và Mansura. Tại trung tâm Cairo, đám đông tiếp tục chiếm giữ Quảng trường Tahrir, địa điểm chính trong 11 ngày biểu tình liên tục vừa qua. Phe đối lập gọi sự kiện lần này là “Ngày ra đi” với yêu cầu Tổng thống Mubarak rời bỏ chiếc ghế quyền lực nắm giữ trong 30 năm qua.

Trong cuộc phỏng vấn với đài ABC hôm 3.2, ông Mubarak nói ông “muốn từ chức ngay nếu thế đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn”. Vị tổng thống cũng cam kết sẽ không tái tranh cử trong kỳ bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 9. Tuy nhiên, cam kết này không thể làm vừa lòng những người phản đối. 


Hàng chục ngàn người cầu nguyện ngay tại Quảng trường Tahrir trước khi tham gia biểu tình - Ảnh: Reuters

Đến khuya nay, cuộc biểu tình diễn ra tương đối hòa bình và chỉ có đụng độ lẻ tẻ giữa người phản đối và phe ủng hộ chính quyền. Đối tượng chính của bạo lực hiện lại là các phóng viên cả trong và ngoài nước đưa tin về tình trạng tại Cairo.

Theo truyền thông phương Tây, hàng chục nhà báo bị bắt bớ, đánh đập và họ cáo buộc thủ phạm là cảnh sát và những người ủng hộ ông Mubarak. Hôm 4.2, trụ sở của Đài Al-Jazeera bị tấn công và đập phá. Chính phủ nhiều nước như Mỹ, Pháp và Đức lên án mạnh mẽ hành động tấn công các nhà báo.

Trước tình hình này, EU ra tuyên bố kêu gọi nhanh chóng thực hiện cải cách ở Ai Cập và thành lập chính quyền chuyển tiếp. Theo tờ The New York Times, Mỹ và một số quan chức Ai Cập cũng đang thảo luận thành lập chính phủ lâm thời do Phó tổng thống Omar Suleiman đứng đầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến kêu gọi cần thận trọng trong việc thay thế ông Mubarak, đồng minh lớn của phương Tây trong thế giới Ả Rập. Iran hôm 4.2 càng gây thêm lo lắng cho Mỹ và các đồng minh khi thúc giục người Ai Cập lật đổ ông Mubrak và thành lập nhà nước Hồi giáo.

Giới phân tích hiện đang theo dõi sát sao động thái của quân đội Ai Cập. Trước đó các tướng lĩnh cam kết sẽ không dùng vũ lực đàn áp người biểu tình và đến nay vẫn chưa tỏ rõ ý định của mình. AFP dẫn lời nhiều chuyên gia dự đoán quân đội đang án binh bất động quan sát tình hình và chờ cơ hội nắm quyền với vị thế “người hùng dẹp yên bất ổn và mang lại hòa bình”.

 

                                                                             Theo ThanhNien

 

 

Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục