Người Ai Cập biểu tình tại Cairo hồi đầu tháng 2.

Người Ai Cập biểu tình tại Cairo hồi đầu tháng 2.

Từ giữa tháng 12.2010 đến nay, nhiều nước vùng Bắc Phi và Trung Đông đã xảy ra những biến động chính trị to lớn, sâu sắc. Theo dõi tình hình khu vực này, có thể tìm ra những căn nguyên bề nổi, mang tính chủ quan, nhưng không dễ thấy được căn nguyên sâu xa, mang tính khách quan, rất có thể là nguyên nhân quan trọng, chủ yếu.

 

Như chúng ta đều biết (và sự việc có vẻ giản đơn): Ngày 17.1.2011, Mohamed Bouazizi, công dân Tunisia 26 tuổi, do bị cảnh sát tịch thu gánh hàng rong, vì quá phẫn uất, đã tự thiêu. Hình ảnh đó được ghi lại bằng máy quay phim, bằng điện thoại di động, được tung lên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, YouTube… Ngay sau đó, nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn liên tiếp nổ ra ở Sidi Bouzid và các tỉnh, thành phố khác của Tunisia. Qua các cuộc xô xát, trấn áp, phản kháng, đã có hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương. Trước sức ép của phe đối lập và các lực lượng biểu tình, ngày 14.1, Tổng thống Ben Ali cùng gia đình trốn chạy khỏi Tunisia.

Biến động chính trị dữ dội ở Tunisia, được thế giới khoác cho một cái tên mỹ miều - “Cách mạng hoa nhài”, nhanh chóng tác động, lây lan, xô đẩy nhiều nước khác ở Bắc Phi, Trung Đông. Ở Algeria, trong các ngày từ 6 đến 8.1, biểu tình, bạo loạn cũng bùng phát ở trên 20 tỉnh, thành phố. Đến nay, tình hình tuy có dịu xuống, nhưng trên 80 người đã thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Ở nước có hơn 80 triệu dân Ai Cập, bằng khẩu hiệu “Một ngày nổi dậy” đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức truyền đi qua điện thoại di động, qua Facebook, qua báo chí và mạng internet, nhiều cuộc biểu tình, bạo động chính trị quy mô lớn, thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn người đã nổ ra tại thủ đô Cairo, thành phố cảng Alexandria, vùng kênh đào Suez… Không thể có con đường nào khác, lúc 19 giờ 15 (GTM) ngày 11.2, Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman phát biểu trên truyền hình tuyên bố Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak “đã quyết định từ chức” (rất có thể là một cuộc đảo chính quân sự?!), kết thúc 32 năm cầm quyền liên tục ở đất nước đông dân nhất thế giới Ả Rập. Hội đồng tối cao của các lực lượng vũ trang Ai Cập (do Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi đứng đầu) thay thế tổng thống điều hành đất nước.

Tình hình căng thẳng với nhiều cuộc biểu tình, bạo động chính trị cũng xảy ra ở các nước lân cận như Libya, Yemen, Bahrain, Sudan, Iran, Oman, Jordan, Djibouti…

Câu trả lời đang dần hé lộ

Việc gì đang xảy ra ở các nước vùng Bắc Phi và Trung Đông? Những nguyên nhân nào đưa đến biểu tình, bạo loạn?

Câu trả lời đang dần hé lộ: Thứ nhất, đó là các nguyên nhân nội tại, bắt nguồn từ việc các nước này lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm, nền tài chính, tiền tệ thế giới rơi vào khủng hoảng, chính các nước này bị tác động sớm và mạnh mẽ nhất. Thứ hai, là đường lối chính trị, là cách thức lãnh đạo, điều hành đất nước sai lầm của nhà cầm quyền. Tình trạng độc đoán, chuyên quyền, gia đình trị, tham nhũng kéo dài, tạo nên sự bất bình ngày càng gia tăng của các giai tầng trong xã hội. Khi các đảng phái đối lập, các nhóm Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, nêu chiêu bài “dân chủ”, “chống tham nhũng”, “chống độc quyền, gia đình trị”..., rất dễ tranh thủ sự ủng hộ, đi theo của người dân. Thứ ba, là tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu, tạo nên mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Những nguyên nhân từ bên ngoài

Từ ba nguyên nhân trên, dẫn đến nguyên nhân thứ tư là, nhà cầm quyền không nhận được sự trung thành, ủng hộ thật lòng của quân đội và lực lượng cảnh sát, khi xảy ra nguy biến, rốt cuộc, các lực lượng này phản ứng yếu ớt, thậm chí buông xuôi. Có thể có thêm một vài nguyên nhân nội tại khác nữa. Tuy nhiên, có những nguyên nhân từ bên ngoài (mà không nên gọi là khách quan), về thực chất, đã nhúng tay, lúc thô bạo, lúc tinh vi, xảo quyệt. Xin ngược dòng thời gian và nhớ lại.

Tháng 6.2004, chính quyền George W. Bush đã vạch ra chiến lược Đại Trung Đông nhằm “thúc đẩy dân chủ” ở các nước Ả Rập. Tháng 3.2005, Quốc hội Mỹ thông qua Bộ luật Thúc đẩy dân chủ ở các nước Ả Rập, trong đó có điều khoản yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này thành lập các website, mạng xã hội để liên kết, hỗ trợ “các phong trào dân chủ”; tài trợ tiền bạc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) thuộc khối Ả Rập… Mạng xã hội Twitter ra đời từ chính sách đó và đã thể hiện rất rõ sự lợi hại trong thời gian vừa qua. Mỹ cũng cho lập Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED), Ngôi nhà tự do (FH), tài trợ cho hơn 1.000 NGO ở hơn 90 quốc gia trên thế giới, trong đó có 33 NGO ở Ai Cập. Tổ chức USAID của Mỹ hằng năm tài trợ trên 70 triệu USD cho các “hoạt động xã hội dân sự” tại Ai Cập…

Tháng 8.2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama lệnh cho các cố vấn an ninh soạn thảo một báo cáo mật, trong đó chỉ rõ những nơi nào trong thế giới Ả Rập có khả năng xảy ra biến động, bạo động chính trị. Trước đó, ngày 4.6.2009, trong một bài phát biểu tại Cairo, khi mà quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Ai Cập đang khá mặn nồng (ít nhất là bề ngoài), ông Obama đã đưa ra thông điệp mà sau này, buộc nhiều người phải ngẫm nghĩ: “Tôi có một niềm tin chắc chắn rằng, tất cả mọi người đều khao khát có thể phát biểu suy nghĩ của mình, cũng như đóng góp ý kiến về cách thức được cai trị; lòng tin vào quyền lực của luật pháp và sự thực thi công lý bình đẳng; một chính phủ minh bạch và không tham nhũng của dân; được tự do sống theo ý mình”. Trước khi ông Mubarak buộc phải ra đi 11 ngày, trả lời phỏng vấn báo chí về tình hình Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi Ai Cập cần “chuyển tiếp trong trật tự”.

Có cùng quan điểm với Mỹ, nói đúng hơn là đi theo Mỹ trong vấn đề Ai Cập, Bắc Phi, Trung Đông, còn có nhiều nhân vật, tổ chức ở khu vực này và các nước phương Tây lộ diện dần trong màn khói hư ảo. Rõ nhất là lãnh tụ phe đối lập, ông Mohamed ElBaradei - nguyên Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, người Ai Cập. Ông này đã thốt lên: “quốc gia tự do”, “cuộc sống đã bắt đầu trở lại” với tất cả người dân Ai Cập. Tổ chức Anh em Hồi giáo cũng hoan nghênh “quân đội đã giữ cam kết” cho cuộc đấu tranh của người dân Ai Cập. Chính phủ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và EU cho rằng đây là “thời khắc lịch sử”.

Ở Ai Cập và cả khối MENA (Bắc Phi và Trung Đông), người ta đang rất quan tâm tới một nhân vật mang mật danh ElShaheed, tiếng Ả Rập có nghĩa là “tử vì đạo”, người đóng vai trò chính trong việc kích động giới trẻ Ai Cập thông qua mạng Facebook. Nhiều người đã nhắc đến các mạng Twitter, Facebook, WikiLeaks, YouTube và vai trò của báo chí, truyền thông... như là những tội đồ. Cần chỉ rõ rằng, những kẻ làm đất, đổ ải, gieo hạt để có “vụ gặt” bội thu vừa qua, công đầu là Mỹ, nhiều nước phương Tây, các thế lực đầu cơ chính trị bản địa. Các mạng xã hội, phương tiện truyền thông, báo chí… thuần túy chỉ là công cụ - những công cụ đắc lực, sắc lẻm, lạnh lùng trong tay kẻ chủ mưu, kẻ sử dụng.

Đài BBC, trong bài viết gần đây tựa đề Cách mạng: Iran - Thiên An Môn - Ai Cập, nêu ra những “kinh nghiệm” để làm “cách mạng”: kích động quần chúng gây rối, bạo loạn; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ; sử dụng mạng xã hội, báo chí, truyền thông để kích động, liên kết trong ngoài…Ngày 15.2.2011, phát biểu tại Đại học George Washington, Ngoại trưởng Clinton lại lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Iran, Myanmar, Syria... “vi phạm tự do internet”; thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục tung ra các trang mạng xã hội Twitter bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ (sau khi đã thực hiện rất hiệu quả các trang mạng xã hội này bằng tiếng Ả Rập, Farsi). Năm 2011, Mỹ sẽ chi ít nhất 25 triệu USD để “bảo vệ” các blogger đang bị ngăn cản, “cải thiện môi trường pháp lý” cho hoạt động truyền thông.

 

                                                                         Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục