“Tôi rất cảm kích trước tình cảm mà Việt Nam dành cho người dân Nhật Bản sau thảm họa sóng thần. Bất chấp thời tiết mưa phùn, buốt giá, rất đông người Việt Nam, từ các cấp lãnh đạo cho đến người dân, đã đến Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội ghi sổ tang và gửi tiền quyên góp cho các nạn nhân Nhật Bản” - Đại sứ Nhật tại Việt Nam Yasuki Tanizaki chia sẻ với PV Lao Động.

 

Đại sứ Nhật Bản
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuki Tanizak.

“Tôi có thể kể vô vàn những câu chuyện cảm động về tấm lòng mà người dân Việt Nam đã dành cho người dân Nhật Bản trong cơn hoạn nạn. Tôi nhớ một cụ già 75 tuổi đã đội mưa đến Đại sứ quán để viết sổ tang. Ông còn dành 300.000 đồng, tức 5 ngày lương hưu, để gửi tặng người dân Nhật Bản. Đó thực sự là những tấm lòng đáng quý” - Đại sứ Tanizaki
tâm sự.

Ông Tanizaki kể câu chuyện về ông Nguyễn Văn Bảy – Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Cty cổ phần đầu tư Sông Đà-Việt Đức – người đã không hề chần chừ cho Nhật Bản mượn xe chuyên dụng bơm bêtông loại cao 58m để xử lý tình huống nguy cấp tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1. Cty của ông Bảy đã mua chiếc xe chuyên dụng, trị giá hơn 30 tỉ đồng từ Đức và đang trên đường chuyên chở về Việt Nam. “Tôi không hiểu may mắn nào đã khiến chiếc xe bơm bêtông này cập cảng Yokohama đúng vào thời điểm Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 bị hư hại do sóng thần. Nhưng chắc chắn, nếu không có một tấm lòng và tình cảm chia ngọt sẻ bùi sâu sắc của người Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bảy đã không cho Nhật Bản mượn vô điều kiện chiếc xe này” - Đại sứ Tanizaki cho hay.

Đại sứ Nhật cho biết, hiện Nhật Bản đang nỗ lực trên hai mặt trận: Khôi phục lại hệ thống hạ tầng tại các vùng bị thảm họa trong thời gian sớm nhất và nỗ lực giải quyết tình hình của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1. Đại sứ cho biết, tình hình nghiêm trọng nhất đã qua đi.
Theo ông Tanizaki, tác động về mặt kinh tế đối với Nhật Bản là rất lớn. “Văn phòng Thủ tướng Nhật mới đưa ra tính toán ban đầu rằng thảm họa động đất và sóng thần vừa qua có thể đẩy lùi tăng trưởng GDP của Nhật Bản ở mức 1-1,5%”. Liên quan đến quan ngại về việc giảm đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào VN, Đại sứ Tanizaki cho rằng còn sớm để đưa ra đánh giá đúng mức. “Trước hết, chúng tôi cần phải ước tính được hết về mức độ thiệt hại mà thảm họa đã gây ra đối với nền kinh tế Nhật. Nhưng có thể, do thảm họa động đất vừa qua, các doanh nghiệp Nhật sẽ tính đến việc di dời các nhà máy sản xuất tại Nhật sang các quốc gia khác, tạo ra dòng chảy đầu tư mới tại khu vực” - Đại sứ Tanizaki cho hay.     

 

                                                                              Theo Bao LĐ

Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục