Các lực lượng ủng hộ Tổng thống Alassane Ouattara được quốc tế công nhận đã tung ra cuộc tấn công được coi là trận chiến cuối cùng để lật đổ đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo. Cùng lúc, lực lượng của LHQ đã tham gia chiến sự ở thành phố Abidjan.

Binh sĩ Pháp tuần phòng trong thành phố Abidjan


Những trợ lý của Thủ tướng Guillaume Soro cho biết chiến dịch quân sự quyết liệt của Tổng thống Ouattara đã bắt đầu tại thành phố chính Abidjan của Bờ Biển Ngà vào trưa hôm qua.

Đích thân ông Soro, Thủ tướng của Tổng thống Ouattara, nói: “Tình hình đã chín muồi cho một cuộc tấn công chóng vánh”, trong khi người dân trong thành phố trốn trong nhà, dự đoán một vụ đối đầu đầy bạo động giữa hai phe ủng hộ cho hai tổng thống.

Các lực lượng trung thành với ông Ouattara đã chiếm được quyền kiểm soát hầu hết quốc gia trong tuần qua trước khi tiến vào Abidjan từ hôm 31/3.

Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm những người trung thành với ông Gbagbo đã vây quanh dinh tổng thống tại Abidjan, là nơi mà người ta tin là ông đang cư trú. Ông Ouattara được tuyên bố là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11, nhưng ông Gbagbo từ chối trao quyền.

Trong khi đó, những nhân chứng tại Abidjan cho biết trực thăng của LHQ đã bắn vào một trại lính của đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo.

Một phát ngôn viên cho văn phòng của lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại New York, ông Nick Birnback, cũng đã xác nhận rằng nhân viên gìn giữ hòa bình đã có hành động nhắm vào trại lính Akouedo chiều hôm qua. “Vụ tấn công nhằm vào các vũ khí nặng mà lực lượng của ông Gbagbo sử dụng để tấn công thường dân và những nhân viên gìn giữ hòa bình”, ông này nói.

Ông Birnback cho hay vụ tấn công được nghị quyết 1975 của Hội đồng Bảo an cho phép. Nghị quyết này được thông qua tuần trước.

Văn phòng của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy loan tin binh sỹ Pháp đã được lệnh giúp binh sỹ LHQ vô hiệu hóa các vũ khí nặng của ông Gbagbo.

Khủng hoảng chính trị

Kể từ sau cuộc bầu cử diễn ra tháng 11/2010 và ông Alassane Ouattara tuyên bố thắng cử, nhưng đại diện đảng đối lập là ông Gbagbo vẫn không chấp nhận kết quả này và tiếp tục tiến hành các cuộc phản kháng nhằm chống lại chính phủ của ông Ouattara.

Mục tiêu của các cuộc giao tranh giữa các phe đối lập là nhằm giành quyền kiểm soát thành phố Abidjan. Điều này đã khiến cho rất ít người dân có đủ dũng khí dám liều lĩnh đi lại trên đường phố. Chỉ có những người trong hoàn cảnh tuyệt vọng, đói khát và đi tìm kiếm đồ ăn, thức uống.

Họ đi trên phố với hai cánh tay giơ trên không trung đầu hàng trong bối cảnh lực lượng quân đội thuộc hai phe đối lập phủ khắp thành phố.

Hiện vẫn chưa có con số thương vong chính thức được đưa ra, tuy nhiên các cơ quan cứu trợ cho rằng nó có thể lên tới 1.000 người.

Theo Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế (ICRC), đã có ít nhất có hơn 800 thi thể được tìm thấy sau một đợt giao tranh dữ dội tại thị trấn Duekoue thuộc phía Tây thành phố Abidjan.

“Chắc chắn đã xảy ra chuyện gì đó với quy mô lớn tại thành phố này, mà hiện nay ICRC vẫn đang tiến hành thu thập thông tin”, bà Dorothea Krimitsas, phát ngôn viên của ICRC tại Geneva, cho biết.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã có cuộc điện đàm trực tiếp với Tổng thống Bờ biển Ngà – ông Alassane Ouattara, để yêu cầu nước này tiến hành điều tra vụ thảm sát. Bên cạnh đó, ông Ouattara cũng được yêu cầu cần có hành động đối với những người ủng hộ ông vốn được cho là có liên quan tới cái chết của hơn 800 người dân nước này.

Mới đây, quân đội Pháp đã chính thức vào cuộc và giành quyền kiểm soát sân bay chính của thành phố Abidjan “để đảm bảo an ninh cho người dân cũng như các chuyến bay quân sự”. Ngoài ra, quân đội Pháp cũng đã điều chuyển hơn 1.500 người nước ngoài tới một doanh trại quân đội bên ngoài thành phố để tránh các cuộc giao tranh và hơn 160 người nước ngoài khác đã rời Bờ Biển Ngà trên các chuyến bay đặc biệt.

LHQ cũng đã có hành động sau khi xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào trụ sở LHQ tại nước này trong nhiều tuần khiến cho 200 nhân viên phải đi sơ tán ra khỏi thành phố Abidjan. Bên cạnh đó, LHQ cũng đã đưa ra cảnh báo chính thức đối với ông Gbagbo rằng ông này có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế do liên quan tới các cuộc tấn công nhằm vào dân thường kể từ cuộc bầu cử vào tháng 11/2010.

                                                                                     Theo Dantri

 

Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục