Ngày 1.4, Uỷ ban An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (NISA) yêu cầu Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) kiểm tra lại toàn bộ các kết quả xét nghiệm phóng xạ có trong các mẫu phẩm không khí, nước biển và nước ngầm.

 

s
TEPCO thừa nhận có vẻ chương trình máy tính phân tích các dữ liệu phóng xạ bị mắc lỗi.

Theo NISA, những kết quả đo phóng xạ vào các ngày 30 - 31.3 không đáng tin cậy. Bản thân TEPCO cũng thừa nhận rằng, có vẻ như chương trình máy tính được sử dụng phân tích các dữ liệu phóng xạ thu được đã bị mắc lỗi.

Theo NISA, thậm chí có khả năng sẽ phải rò xét lại toàn bộ dữ liệu phóng xạ thu được kể từ thảm hoạ động đất - sóng thần hôm 11.3 để nắm bắt được chính xác thực trạng rò rỉ phóng xạ.

Ngày 31.3, người phát ngôn của TEPCO thông báo phát hiện nước ngầm bên dưới Nhà máy hạt nhân Fukushima bị nhiễm phóng xạ gấp tới 10 nghìn lần so với quy định. Phóng xạ iodine-131 được tìm thấy sâu dưới lòng đất gần 15m, bên dưới một trong những lò phản ứng. Tuy nhiên, lượng phóng xạ này chưa bị nhiễm vào nguồn nước tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, nếu không có biện pháp đối phó kịp thời, phóng xạ iodine-131 trên có thể nhanh chóng nhiễm vào nguồn nước tiêu dùng theo 2 đường: Ngấm vào các giếng ngầm quanh khu vực nhiễm xạ và theo cống ngầm chảy ra sông được sử dụng làm nước sinh hoạt.

Ngày 1.4, TEPCO tiến hành rải nhựa thông để hạn chế sự phán tán của các chất phóng xạ từ Nhà máy Fukushima. Theo đó, một robot điều khiển từ xa mượn của quân đội Mỹ được dùng để xịt nhựa thông lên khoảng 80.000m2 trong tổng diện tích 120.000m2 của nhà máy trên, để ngăn bụi và cát không bay ra ngoài các khu đất lấn biển hoặc đất cải tạo. Chiến dịch này có thể kéo dài khoảng 2 tuần.

Trong một diễn biến khác, ngày 31.3, Thủ tướng Naoto Kan khẳng định, Nhật cần phải xem lại chính sách năng lượng dài hạn, trong đó chủ yếu dựa vào năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng năng lượng của quốc gia. Có thể chính phủ sẽ nắm vai trò quản lý chặt hơn nữa trong các doanh nghiệp hạt nhân. Tờ Mainichi ngày 1.4 đưa tin, Chính phủ Nhật đang có kế hoạch sẽ nắm quyền kiểm soát TEPCO, song khó có khả năng chính phủ sẽ nắm giữ hơn 50% số cổ phần của Cty này.

 

                                           Theo LaoDong

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục