Cơ quan điều hành nhà máy Fukushima I hôm nay khẳng định họ đã chặn được lỗ rò rỉ nước nhiễm xạ nồng độ cao ra biển, trong khi chính phủ xác nhận kế hoạch bao phủ nhà máy bị tàn phá bằng tấm phủ đặc biệt phải mất nhiều tháng để hoàn thành.

Kế hoạch bao phủ nhà máy bị tàn phá bằng tấm phủ đặc biệt không thể được thực hiện nhanh chóng

Hãng tin Nhật Bản Jiji Press dẫn lời quan chức Cơ quan Điện lực Tokyo (Tepco) khẳng định nước nhiễm phóng xạ của nhà máy hạt nhân bị tàn phá bởi thảm hoạ 11/3 đã ngừng rò rỉ ra Thái Bình Dương.

Hôm qua, TEPCO đã bơm dung dịch natri silicat để làm cứng vùng đất gần nơi có lỗ rò rỉ. Vết nứt này là ở lò phản ứng số 2 của Fukushima I, nơi hệ thống làm mát đã ngừng hoạt động từ sau thảm hoạ 11/3.

Trước đó, các nỗ lực bít lỗ rò rỉ này đều không thành.

Ngày 4/4, Nhật Bản bắt đầu cho thải nước nhiễm phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, khẳng định rằng loại nước này chỉ bị nhiễm xạ nhẹ, do đó không tác hại đến sinh vật ngoài biển. Kế hoạch xả nước dự trù kéo dài 5 ngày.

Phía Nhật loan báo “không còn giải pháp nào khác ngoài việc thải 11.500 tấn nước bị nhiễm xạ nhẹ này ra Thái Bình Dương”. TEPCO không còn chỗ để chứa loại nước có độ nhiễm xạ cao hơn nữa.

Để hạn chế việc thải nước bị nhiễm xạ ra biển, TEPCO đã yêu cầu Nga cung cấp cho họ một nhà máy nổi, chuyên xử lý nước bị nhiễm phóng xạ. Một trong những nhà máy này được đặt tại Vladivostock, miền Viễn Đông nước Nga, chuyên “giải độc” cho các tàu ngầm nguyên tử của Nga.

Công việc thải nước sẽ kéo dài 5 ngày, thế nhưng ngay lập tức, Hàn Quốc đã tỏ ý quan ngại trước nguy cơ ngành đánh cá của họ có thể bị thiệt hại do tình trạng nước biển bị nhiễm xạ.

Hàn Quốc đã chất vấn Tokyo về quyết định bơm hơn một chục ngàn tấn nước bị nhiễm phóng xạ tại nhà máy Fukushima ra biển. Là nước kế cận Nhật Bản, Hàn Quốc lo ngại bị ảnh hưởng.

Theo ông Cho Byung Jae, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Đại sứ quán của họ tại Tokyo đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản giải thích về vụ thải nước này. Theo ông Cho Byung Jae, vì đó là nước bị nhiễm phóng xạ hạt nhân, cho nên Hàn Quốc cần phải được Nhật Bản cung cấp thêm dữ liệu khoa học về việc này.

Trên đất liền, tỉnh Fukushima đang cho đo lường mức độ phóng xạ tại hơn một nghìn công viên, vườn trẻ hay sân trường học trong vùng. Các bậc phụ huynh học sinh ngày càng lo ngại là tỷ lệ phóng xạ có thể làm tổn hại sức khỏe con em của họ.

Nhưng các chuyên gia hạt nhân Nhật Bản độc lập đã không khỏi lo ngại trước hai nguy cơ: trước hết là một vụ nổ tương tự như một ngọn núi lửa dưới sức ép của khối lượng hơi nước tích tụ càng lúc càng nhiều trong 6 lò hạt nhân tại Fukushima, và tiếp đến là việc các thanh nhiên liệu hạt nhân đã bắt đầu bị nung chảy.

Trong khi đó, theo tuyên bố mới nhất từ phía chính phủ Nhật Bản, kế hoạch bao phủ nhà máy bị tàn phá bằng tấm phủ đặc biệt để ngăn chặn rò rỉ phóng xạ không thể được thực hiện nhanh chóng, mà sớm nhất là được triển khai vào tháng 9, do lượng phóng xạ cao đang cản trở công việc tại chỗ.

                                                                                     Theo Dantri

 

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục