Biểu tình tại Tây Ban Nha phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ.

Biểu tình tại Tây Ban Nha phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ.

Hàng chục ngàn người tại 50 thành phố của Tây Ban Nha ngày 15-5 đã xuống đường phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ nước này trong bối cảnh nhiều khả năng Madrid sẽ cầu cứu EU như các nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha.

  • Người dân Tây Ban Nha muốn thay đổi

Theo AFP, những người biểu tình chống các biện pháp khắc khổ của chính phủ và lên án vai trò của các ngân hàng và các đảng phái chính trị đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tại nước này. Cuộc biểu tình được 2 nhóm hoạt động tổ chức với khẩu hiệu: “Chúng tôi không phải là món hàng trong tay các nhà chính trị và các ông chủ ngân hàng”.

Tại Madrid, những người biểu tình tuần hành từ quảng trường Cibeles tới tòa thị sảnh Puerta del Sol, nhiều người mặc áo thun màu vàng do nhóm “Thanh niên không tương lai” phân phát. Đây là tổ chức vừa thành lập tại Đại học Madrid đầu tháng 4 nhằm điều phối các cuộc biểu tình.

Anh Ines Bajo, 24 tuổi, đang thất nghiệp, nói: “Chúng tôi thất nghiệp, lương thấp, hợp đồng phụ trong những công việc bấp bênh; chúng tôi muốn thay đổi vì tương lai của thanh niên Tây Ban Nha”.

Chị Cristina Corbera, 25 tuổi, cũng sống tại Madrid nói: “Tôi có nhiều bằng cấp, nói được nhiều ngôn ngữ nhưng vẫn phải nhận đồng lương còm cõi”. Chị cho biết đã tìm việc trong hơn một năm nhưng mới có việc cách đây 2 tháng. Ngoài Madrid, các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại các thành phố Barcelona, Valencia, Seville, Bilbao và Zaragoza.

Biểu tình tại Tây Ban Nha phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ.

Tây Ban Nha hiện có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất khu vực đồng euro với 21,3%, tương đương 4,9 triệu người thất nghiệp và nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,3% trong quý 1 năm nay. Chính phủ Tây Ban Nha dự báo mức tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2011 sẽ đạt 1,3%, tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng dự báo này quá lạc quan.

Tháng 5-2010, Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua gói các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm chi tiêu 15 tỷ EUR (18,4 tỷ USD) trong vòng 2 năm bằng cách phong tỏa lương hưu và giảm lương của giới công chức.

Đây là một phần trong chương trình khắc khổ với mục tiêu tiết kiệm 50 tỷ EUR, được Tây Ban Nha công bố hồi tháng 1-2010, để có thể đưa mức thâm hụt ngân sách từ 11,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 xuống mức trần giới hạn 3% GDP (theo quy định của EU) vào năm 2013.

  • Khủng hoảng lòng tin

Ngoài thâm hụt ngân sách, Tây Ban Nha cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn: thị trường lao động khó khăn, bong bóng bất động sản có nguy cơ nổ tung, nợ nước ngoài và khu vực tư nhân quá cao, hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh yếu kém, đặc biệt ngân hàng luôn ở trong tình trạng khan hiếm tiền mặt...

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Tây Ban Nha khẩn trương giảm thâm hụt ngân sách, cải cách hệ thống ngân hàng và thị trường lao động nếu không muốn đi theo vết xe đổ của Hy Lạp.

Tây Ban Nha là nước mới nhất trong EU đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Hy Lạp đã được cứu trợ một lần nay đang muốn xin cứu trợ lần hai và Bồ Đào Nha cũng chuẩn bị tiếp nhận 78 tỷ EUR (104 tỷ USD) vay trọn gói để cứu nền kinh tế nước này.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF sau khi rót 30 tỷ EUR trong số 110 tỷ EUR cứu trợ Hy Lạp, đã yêu cầu EU phải có chiến lược mới với Hy Lạp vì nước này đang lún sâu thêm vào khủng hoảng. IMF đe dọa sẽ không cho vay thêm nếu Hy Lạp không có khả năng trả nợ.

Trong khi đó, theo tờ Sydney Morning Herald (Australia), các nước lớn trong EU từng có những cuộc họp bí mật bàn về những chính sách tiền tệ trong khu vực đồng euro, trong đó có cuộc gặp giữa bộ trưởng tài chính các nước Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha tại Chateau de Senningen, Luxembourg hôm 6-5 với sự tham dự của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet, Thủ tướng Luxembour Jean-Claude Juncker và Ủy viên EU phụ trách tiền tệ Olli Rehn.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou đã được triệu tập tới cuộc họp này để giải thích vì sao nước này chậm thực hiện các biện pháp khắc khổ và đẩy nhanh tư nhân hóa các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của nhà nước sau khi có tin đồn Athens có thể sẽ rời khỏi khu vực đồng euro. Ông Juncker đã bác bỏ thông tin này. Thế nhưng các thành viên của EU vẫn tỏ ra hoài nghi về ECB.

Nghị sĩ đảng cầm quyền Dân chủ Thiên Chúa giáo của Đức, ông Krichbaum cho rằng những chính sách thiếu minh bạch trong chính sách cứu trợ và các cuộc họp bí mật đe dọa phá hủy đồng euro. Các nước nhỏ hơn trong EU cũng tỏ ra bất bình khi họ không được biết đến các chính sách tiền tệ liên quan trực tiếp tới họ. 

                                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Trung Quốc, Triều Tiên bàn cách thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 11/4, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã tham dự các sự kiện đánh dấu 75 năm Trung Quốc và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nga tích cực cứu trợ nhân đạo vùng lũ lụt

Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/4 thông báo hai máy bay vận tải Il-76 của bộ này đã vận chuyển hơn 90 tấn hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân bị nạn ở các khu vực lũ lụt thuộc vùng Orenburg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục