Một phiên biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề châu Phi. Ảnh: AP

Một phiên biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề châu Phi. Ảnh: AP

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phát biểu mạnh mẽ rằng nếu không cải cách Hội đồng Bảo an, Liên Hiệp Quốc sẽ mất sự tín nhiệm

 

Chính quyền Ý đang tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi về vấn đề mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) bằng việc tổ chức một hội nghị tập trung 123 nước thành viên tại Rome hôm 16-5, cảnh báo rằng 4 cường quốc Ấn Độ, Đức, Brazil và Nhật Bản đã quá mệt mỏi trong việc tìm kiếm vị trí thành viên thường trực của cơ quan này.

Theo hãng tin AP, Ý ủng hộ đề xuất của Colombia nhằm tìm kiếm sự đồng thuận giữa các lập trường khác nhau để biến Hội đồng Bảo an trở thành cơ quan dân chủ hơn, mang tính đại diện hơn, minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Đại sứ Ý tại LHQ Cesare Maria Ragaglini nói rằng thông điệp đến 4 cường quốc nói trên là con đường hướng về sự đồng thuận. Ngoại trưởng Ý Franco Frattini nói rằng lập trường của Rome linh động và sẽ ủng hộ cho một ghế đại diện mới của Liên hiệp châu Âu (EU) tại Hội đồng Bảo an dù châu lục này đã có 2 thành viên thường trực (Anh và Pháp).

Trung Quốc và Mỹ là 2 trong số 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an đã đến dự hội nghị lần này. Ả Rập Saudi đã kêu gọi tăng tốc các cuộc thương lượng để hoàn tất việc cải cách các định chế của LHQ, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, dẫn chứng rằng những thay đổi của thế giới trong 60 năm qua buộc LHQ phải thay đổi cho phù hợp.

Thông cáo báo chí của LHQ dẫn phát biểu tại hội nghị của Chủ tịch Đại hội đồng Joseph Deiss nói rằng LHQ sẽ mất đi sự tín nhiệm như một diễn đàn thế giới cấp cao nhất nếu các thành viên không thể đồng thuận về quy mô cải cách, quy chế thành viên và cách thức làm việc của Hội đồng Bảo an. Ông đặt vấn đề: “Chẳng lẽ không có cách vượt qua sự chia rẽ và đạt được thỏa thuận cùng có lợi giữa những quốc gia thành viên”. Ông Deiss đặt dấu hỏi phải chăng vấn đề cải cách Hội đồng Bảo an vẫn là việc dễ nản lòng như thường thấy và kêu gọi các quốc gia “thật sự lao vào các cuộc thương lượng và nếu thành công, đó sẽ là điều quan trọng cho tất cả các bên thể hiện một thái độ xây dựng, xác thực và linh động”.

           

                                                                            Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục