Thủ tướng Hy Lạp vừa tuyên bố sẽ thành lập chính phủ mới, khi ông nỗ lực giành sự ủng hộ cho các biện pháp khắc khổ mà chính phủ hiện hành đưa ra, giữa lúc biểu tình phản đối những biện pháp này đã biến thành bạo động ở thủ đô Athens.

 


20.000 người Hy Lạp biểu tình chống kế hoạch khắc khổ.

Thủ tướng George Papandreou tuyên bố ông sẽ tìm cách để chính phủ mới được tán thành trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội trong ngày hôm nay, 16/6.

Hy Lạp đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Thủ tướng Papandreou vẫn tái khẳng định quyết tâm theo đuổi chính sách này, trong khi ngày hôm qua, hàng chục nghìn người Hy Lạp đã xuống đường để chống lại kế hoạch khắc khổ lần thứ hai.

Cho đến trưa ngày 15/6, đã có trên 20.000 người biểu tình theo số liệu của cảnh sát, và theo báo chí cùng các nhà quan sát thì số lượng này phải gấp đôi. Họ phản đối việc phải trả giá cho một cuộc khủng hoảng mà theo họ là do các định chế tài chính gây ra, trong lúc Nghị viện xem xét kế hoạch của chính phủ.

Theo lời kêu gọi của các công đoàn và phong trào “Những người phẫn nộ”, từ sáng sớm những người biểu tình đã kéo đến trước quảng trường Syntagma. Đây là một trong ba điểm tập trung của phong trào “Những người phẫn nộ”, vốn đã chiếm đóng quảng trường trước Nghị viện từ ba tuần qua.

Hôm qua cũng là ngày tổng đình công nên các đoàn biểu tình của các công đoàn cũng tập trung về khu trung tâm Athens, hoạt động của các cơ quan hành chính, vận tải và thương mại bị ngưng trệ.

Dù đã có lời kêu gọi biểu tình ôn hòa, cũng đã có một số vụ đụng độ với cảnh sát làm cho nhiều người bị thương.

Kế hoạch khắc khổ lần thứ hai này đặc biệt nghiêm khắc, dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế, và nhất là một làn sóng tư nhân hóa chưa từng thấy trên đất nước Hy Lạp. Nhà nước hy vọng sẽ thu được 50 tỉ euro từ nay cho đến năm 2015.

Thủ tướng Papandreou nhấn mạnh sẽ tiếp tục tìm kiếm một sự đồng thuận với phe đối lập. Đây một điều kiện do các định chế cho vay đưa ra đối với Hy Lạp.

Nhưng kế hoạch thắt lưng buộc bụng lần thứ nhất đưa ra vào năm ngoái vốn đã rất khắt khe. Đối với người dân Hy Lạp, đây là giọt nước làm tràn ly, ngay cả trong phe đa số cầm quyền.

                                                                          Theo DanTri

Các tin khác

Khu trục hạm USS Chung-hoon của Mỹ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ông Gaddafi vẫn còn kiểm soát ở Tripoli, còn phe nổi dậy chiếm đóng Benghazi và phần lớn miền Đông.

Ba Lan-Mỹ thỏa thuận triển khai máy bay quân sự

Ngày 13/6, Ba Lan và Mỹ đã ký thỏa thuận cho phép Washington triển khai các máy bay và binh lính thuộc lực lượng Không quân Mỹ tại Ba Lan.

Phá mạng lưới lừa đảo trên mạng

Bốn quốc gia Đông Nam Á đã hợp tác với Trung Quốc và Đài Loan trong cuộc chiến chống tội phạm trên mạng

Malaysia sẽ tổ chức diễn đàn thảo luận với ASEAN

Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman ngày 12-6 cho biết Kuala Lumpur sẽ tổ chức một diễn đàn và thảo luận với các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa ở biển Đông.

Cốt Ði-voa nỗ lực phục hồi ngành sản xuất ca-cao hàng đầu thế giới

Cốt Đi-voa là nước sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới, với sản lượng hơn 1,5 triệu tấn/năm, cung cấp hơn một phần ba lượng ca-cao tiêu thụ toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này mang về nguồn ngoại tệ lớn cho Cốt Ði-voa, chiếm 40% tổng thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia Tây Phi này.

Hải quân Philippines - Mỹ sắp tập trận

Manila tin chắc rằng Philippines có thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ trong việc bảo vệ chủ quyền của mình

Siêu tàu sân bay Mỹ rời Nhật Bản, “tuần tra” tây Thái Bình Dương

Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ hôm qua đã rời căn cứ Yokozuka của Hải quân Mỹ ở tỉnh Kanagawa để tham gia cuộc tuần tra quốc tế chung ở tây Thái Bình Dương, trong đó có cả khu vực Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục