Trong báo cáo công bố hôm qua, Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 là vào khoảng 16.900 tỷ yen, tương đương với gần 210 tỷ USD, chưa bao gồm thiệt hại do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

 Trong vài phút, động đất và sóng thần hôm 11/3 đã cuốn đi khoảng 3,5% GDP của Nhật Bản.

Chính phủ đã tiến hành thu thập thông tin tại các bộ, ngành và các chính quyền địa phương tại 9 tỉnh quanh khu vực Tokyo và tại miền đông bắc Nhật Bản. Thiệt hại ước tính cao hơn khoảng 1,8 lần so với những tổn thất sau trận động đất Kobe năm 1995, khi đó tổng thiệt hại là khoảng 119,2 tỷ USD.

Nếu so sánh với thảm họa tại Kobe thì thiệt hại đối với các công trình nhà cửa cao hơn gấp 1,7 lần; trong khi đó, tổn thất đối với các cơ sở nông và ngư nghiệp cao gấp 20 lần.

Trong vài phút, động đất và sóng thần hôm 11/3 đã cuốn đi khoảng 3,5% GDP của Nhật Bản. Theo thẩm định của chính quyền Tokyo, những thiệt hại đó chủ yếu do nhà ở tư nhân, hệ thống cầu đường, hoa màu, các cơ sở sản xuất, hệ thống điện nước và viễn thông … đã bị trận động và sóng thần cuốn trôi.

Ngoài khoản thiệt hại khổng lồ trên còn phải kể đến những tác động dây chuyền do hoạt động kinh tế Nhật Bản bị chững lại trong hơn 3 tháng qua.

Số liệu này cũng chưa tính đến thiệt hại do tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima I gây ra. Giới chuyên viên lo ngại rằng con số cuối cùng về các chi phí tương lai sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng khôi phục nền kinh tế Nhật Bản.

Ngay sau thảm họa sóng thần, toàn bộ khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima - cách thủ đô Tokyo 220 cây số về phía đông bắc- đã bị hư hại và chất phóng xạ bị thất thoát. Hơn 85.000 cư dân trong vùng phải sơ tán. Ruộng vườn bị bỏ phế, các cơ sở chăn nuôi không người chăm sóc, ngư dân bị thất nghiệp.

Do thảm họa tại nhà máy điện Fukushima, nhiều trung tâm điện hạt nhân khác trên toàn quốc cũng đã tạm ngừng hoạt động để được kiểm tra lại về mức độ an toàn, đẩy Nhật Bản vào tình trạng bị thiếu điện.

Tại khu vực đông bắc Nhật Bản, các nhà máy phải giảm mức tiêu thụ điện đến 15% trong suốt mùa hè này. Nhiều ngành công nghệ như sản xuất xe hơi đã phải giảm bớt tốc độ sản xuất phần do thiếu điện, phần do các nhà cung cấp có cơ sở ở vùng Tohoku đã bị thiệt hại nặng nề không thể cung cấp phụ tùng đúng thời hạn.

                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác


Xả súng tại trường tiểu học của Mỹ, ít nhất 5 người thiệt mạng

Ngày 27/3, giới chức bang Tennessee, Mỹ cho biết, 1 vụ xả súng đã xảy ra tại Trường Tiểu học tư thục Covenant ở thành phố Nashville của bang này vào sáng cùng ngày (giờ địa phương), khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em và 2 người lớn. Kẻ tình nghi gây ra vụ xả súng cũng đã bị cảnh sát tiêu diệt.

Cộng đồng Ibero-America thảo luận về lạm phát và di cư

Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha (Ibero-America) đã diễn ra trong hai ngày 24 và 25/3 tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominicana.

WFP cảnh báo mất an ninh lương thực nghiêm trọng ''chưa từng có'' tại vùng Sừng châu Phi

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ngày 24/3 cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng "chưa từng có" đã kéo dài ở các quốc gia Sừng châu Phi (HOA) bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Đặc phái viên Liên hợp quốc nêu giải pháp thay thế cho cuộc khủng hoảng Libya

Ngày 24/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, ông Abdoulaye Bathily, cho biết LHQ sẽ xem xét và tìm kiếm một giải pháp thay thế nếu như các cơ quan lập pháp của Libya không thể thống nhất về luật bầu cử theo đúng kỳ hạn.

Biện pháp duy trì hoạt động hệ thống năng lượng của Ukraine

Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.

Biện pháp duy trì hoạt động hệ thống năng lượng của Ukraine

Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục