Quan hệ Nhật - Trung lại nổi sóng sau cảnh báo đầy quan ngại từ Nhật Bản về sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc triển khai tàu ngư chính cỡ lớn đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản - Ảnh: China Defense Mashup

Giới chức Trung Quốc vừa chính thức bày tỏ sự “bất mãn cao độ” với Sách trắng quốc phòng năm nay của Nhật Bản. Website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản chứa đựng những nhận xét “vô trách nhiệm” về các kế hoạch quân sự của nước này. Trong đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp lại tuyên bố trước nay của nước này rằng mục tiêu hiện đại hóa quân đội và quốc phòng “không nhằm vào bất cứ quốc gia nào và chỉ thuần túy bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ”. Cần nhắc lại một trong số những “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” đó là yêu sách đường lưỡi bò gây phản đối mạnh mẽ ở biển Đông. Ngày 4.8, đến lượt phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cáo buộc báo cáo của Nhật Bản “xuất phát từ những động cơ mờ ám”. Tân Hoa xã dẫn lời ông Cảnh khẳng định việc tăng cường khả năng quốc phòng là điều “hợp lý và cần thiết”.

Phản ứng trên của Trung Quốc diễn ra đúng một ngày sau khi tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận với cái tít đe dọa: Một số quốc gia sẽ phải trả giá đắt cho hành động sai lầm đối với chủ quyền của Trung Quốc nhằm vào những bên tham gia tranh chấp tại biển Đông. Không phải tự dưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản lại ra Sách trắng với cảnh báo: “Trung Quốc sẽ tăng cường mở rộng khu vực hoạt động và tạo khả năng cho lực lượng hải quân hoạt động thường xuyên trong các vùng biển xung quanh Nhật, trong đó có biển Hoa Đông và biển Đông”. Ngoài những động thái đơn phương gây căng thẳng vừa qua ở biển Đông, ít nhất 8 tàu chiến Trung Quốc đã đi sát vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông hồi tháng 6, theo Kyodo News.  

 

                                                                            Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Đại hội thành lập Liên hiệp Hội người Việt tại Đức

Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.

Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.

Biên giới Ukraine - Ba Lan tiếp tục bị phong tỏa

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.

Tiếp tục kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.

Tác động của xung đột ở Gaza với mối quan hệ Nga - Israel

Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.

Armenia và Azerbaijan tiến hành đàm phán phân định biên giới

Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục