Sau khi hỗ trợ lực lượng chống đối ở Li-bi giành quyền kiểm soát phần lớn nước này, phương Tây đang gia tăng sức ép đối với Xy-ri cả về chính trị và kinh tế nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở Xy-ri lật đổ chính quyền Tổng thống B.An Át-xát.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Liên đoàn Ả-rập (AL), họp bàn ra tuyên bố về Xy-ri.

Pháp, Anh, Ðức, Mỹ và Bồ Ðào Nha đã trình Hội đồng Bảo an (HÐBA) LHQ một dự thảo nghị quyết bao gồm các biện pháp trừng phạt, phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với Tổng thống B.An Át-xát và các quan chức cấp cao chính quyền Xy-ri, cấm vận vũ khí và trừng phạt các công ty của nước này. Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các công ty dầu mỏ, ngân hàng và viễn thông của Xy-ri. Vậy là, phương Tây đang gia tăng sức ép cả chính trị và kinh tế đối với Xy-ri nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở nước này lật đổ chính quyền của Tổng thống Át-xát.

Oa-sinh-tơn còn can thiệp sâu hơn khi Ðại sứ Mỹ tại Xy-ri R.Pho đã đến thăm các thị trấn và thành phố được coi là "điểm nóng" của các cuộc biểu tình ở Xy-ri. Ða-mát gọi đây là "hành động mang tính kích động". Bộ trưởng Quốc phòng Anh L.Pho-xơ đe dọa khi khuyến cáo ông Át-xát rằng "hãy nghĩ lại trước những gì đang diễn ra tại Tơ-ri-pô-li (Li-bi)". Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thân cận và là bạn hàng thương mại quan trọng của Xy-ri, cũng tỏ sự bất bình đối với chính quyền của Tổng thống Át-xát. Trong khi đó, lần đầu Liên đoàn A-rập (AL) ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về tình hình Xy-ri, kêu gọi nước này chấm dứt bạo lực và tiến hành cải cách "trước khi quá muộn". Thông cáo của AL lập tức bị Xy-ri phản đối, coi là sự vi phạm rõ ràng các nguyên tắc trong Hiến chương AL.

Xy-ri rơi vào tình trạng bất ổn kể từ khi bùng nổ các cuộc biểu tình từ giữa tháng 3 vừa qua. Các biện pháp của Mỹ và phương Tây gia tăng trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Xy-ri, quốc gia có tới 17 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Tăng trưởng kinh tế Xy-ri được dự báo ở mức âm trong năm 2011, bởi đầu tư và du lịch bị thiệt hại nặng nề. Là quốc gia có nhiều nhóm tôn giáo, sắc tộc khác nhau, cho nên xung đột và bạo lực giữa các phe phái ở Xy-ri có nguy cơ đẩy nước này vào cuộc nội chiến đẫm máu. Xy-ri có vị trí địa-chính trị quan trọng, giáp I-xra-en, I-rắc, Li-băng, Thổ Nhĩ Kỳ nên bất ổn và xung đột ở nước này có nguy cơ lan ra toàn khu vực. Ðối với Mỹ và các đồng minh phương Tây, quan hệ bền vững của Xy-ri với I-ran và các nhóm vũ trang bị Oa-sinh-tơn liệt vào danh sách khủng bố, như Héc-bô-la ở Li-băng và Ha-mát ở Pa-le-xtin, là lý do để họ ngày càng tăng cường sức ép với Chính phủ Xy-ri. Trong khi đó, được sự ủng hộ từ bên ngoài, phe đối lập tại Xy-ri đã áp dụng kịch bản giống ở Li-bi là thành lập Hội đồng Dân tộc để tạo cơ sở chính trị cho việc "lấp khoảng trống quyền lực", dọn đường cho việc gây sức ép nhằm buộc Tổng thống Át-xát từ chức.

Mặc dù Tổng thống Át-xát đã có những nhượng bộ khi thực thi các biện pháp cải cách, nhưng phương Tây vẫn không ngừng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Xy-ri, cô lập chính quyền của Tổng thống A.Át-xát, nhằm làm cho chính quyền này suy yếu dẫn tới sụp đổ. Những biện pháp đó đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc. Nga đã đưa ra một bản phản dự thảo nghị quyết của HÐBA về Xy-ri, đối chọi với dự thảo nghị quyết đã được các nước phương Tây đề nghị HÐBA bỏ phiếu thông qua trong tuần này. Trái với dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo đề nghị áp đặt cấm vận vũ khí và trừng phạt tài chính đối với các nhà lãnh đạo Xy-ri, dự thảo nghị quyết của Nga đề nghị HÐBA tạo thuận lợi cho Ða-mát thực hiện cải cách đã cam kết, giúp chấm dứt tình trạng bạo loạn ở quốc gia Trung Ðông này thông qua các biện pháp ngoại giao, thay vì trừng phạt. Dự thảo nghị quyết của Nga đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bra-xin và Nam Phi. Nga, Trung Quốc, Cu-ba cáo buộc các nghị quyết của LHQ phiến diện và "mang động cơ chính trị", nhằm lật đổ một chính phủ hợp pháp. Theo các nước này, nghị quyết của LHQ phải tạo điều kiện để các đảng phái chính trị tại Xy-ri tìm một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại, chứ không phải mở đường cho lực lượng quân đội của phương Tây can dự vào Xy-ri như ở Li-bi hiện nay.

Trong bối cảnh tình hình ở một số nước Trung Ðông và Bắc Phi đang diễn biến phức tạp và khó lường, việc phương Tây gia tăng sức ép và can thiệp sâu công việc nội bộ Xy-ri càng làm nước này thêm rối ren và đẩy quốc gia Trung Ðông này vào vòng xoáy bạo lực mới. Sau khi Li-bi bị rơi vào kịch bản tương tự ở I-rắc, dư luận tiếp tục lo ngại trước những diễn biến ở Xy-ri. Núp dưới chiêu bài "bảo vệ nhân quyền", phương Tây đang can thiệp sâu tình hình Xy-ri. Họ đang "đổ dầu vào lửa" ở Xy-ri, một "điểm nóng" ở Trung Ðông, khiến các điểm nóng khác có nguy cơ bị thổi bùng thành cuộc xung đột lan khắp khu vực.

 

                                                                                Theo Báo ND

 

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục