Chiếc tàu sân bay hạt nhân tối tân của lực lượng hải quân Mỹ USS George H.W.Bush đã được điều động từ vịnh Péc-xích tới ngoài khơi Syria, vào lúc mà báo chí phương Tây cho rằng nguy cơ nội chiến càng ngày càng rõ nét tại Syria.

 

Tàu sân bay USS George H.W.Bush.

Hãng BBC đã đăng tải thông tin trên nhưng cho biết mục đích của việc triển khai này hiện vẫn còn là điều bí ẩn.

Tin dẫn nguồn từ các cơ quan hàng hải quốc tế khẳng định trong đoàn tàu hộ tống tàu sân bay có một tàu khu trục.

Tàu sân bay USS George H.W.Bush có thể chở theo 70 máy bay trong đó có 48 máy bay chiến đấu.

Động thái trên xuất hiện vào lúc các hãng tin phương Tây cho rằng nguy cơ nội chiến càng ngày càng rõ nét tại Syria.

Pháp đã công nhận vai trò “đối tác chính đáng” của phe đối lập ở Syria và đề nghị thành lập “hành lang nhân đạo” bảo vệ nạn nhân bị đàn áp.

Hôm qua 23/11, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé đưa ra sáng kiến mở một “hành lang nhân đạo” bên trong Syria. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hai bên Pháp - Mỹ đồng ý hợp tác thực hiện dự án này.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò một giải pháp quân sự dưới danh nghĩa “vùng an ninh” bên trong lãnh thổ láng giềng. Tin này do báo chí Thổ Nhĩ Kỳ “rò rỉ” và đã được phe đối lập Syria cũng như đảng cầm quyền PKK tại Ankara xác nhận.

Kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ gồm ba mặt: thành lập khu an toàn cho dân tị nạn và lính Syria đào ngũ ẩn trú, phong tỏa một vùng không phận để bảo vệ an toàn khu và thứ ba là đóng cửa biên giới giữa hai nước để bóp nghẹt kinh tế Syria.

Dự án này chỉ mới được phác họa nhưng đã được Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu bàn thảo với một số đồng sự Tây phương. Theo giới quan sát thì đây rất có thể là một phương tiện để gây sức ép với Damas.

Theo nhận định của nhật báo Pháp Le Monde thì thế cờ tại Syria rất phức tạp. Bên cạnh tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ muốn thống lĩnh khu vực, sáng kiến can thiệp vào Syria rất có thể còn là chiến thuật gây sức ép tâm lý lên chế độ Al-Assad phối hợp với vòng vây kinh tế và ngoại giao của phương Tây.

 

                                                                       Theo DanTri

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục