Từ ngày 6-12, các thành viên phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" tại Washington đã chuyển mục tiêu sang khu vực tòa nhà Quốc hội Mỹ. Trên toàn quốc, người biểu tình chiếm các căn nhà bị ngân hàng tịch biên.

Người biểu tình chiếm một hành lang bên ngoài văn phòng nghị sĩ Mỹ ở Đồi Capitol tại Washington ngày 6-12 - Ảnh: Reuters 

Trong những tiếng hô: “Là đại diện cho chúng tôi, các ngài hãy làm công việc của mình”, hàng trăm người từ khắp nước Mỹ đã xuống đường ở Washington và cố tìm gặp các đại diện dân cử tại đồi Capitol (nơi đặt tòa nhà Quốc hội Mỹ) để đòi việc làm và phản đối việc cắt giảm ngân sách.

Cuộc biểu tình, dưới khẩu hiệu “Lấy lại đồi Capitol”, mở đầu cho ba ngày cao điểm để đấu tranh đòi việc làm và chống lại những bất công xã hội, theo lời kêu gọi của hàng chục tổ chức xã hội, các nghiệp đoàn lao động.

Những người “nổi giận” này đổ về Washington từ ngày 5-12 bằng xe buýt, xe ca hay máy bay để tham gia “Trại của nhân dân”, tức khoảng hơn chục lều bạt màu trắng nằm trải dài trước khu National Hall thuộc công viên quốc gia ở Washington.

Từ sáng 6-12, hàng chục nhóm người biểu tình đến từ Wisconsin (bắc), Kansas (trung), Florida (đông nam), hay Ohio (bắc) đã di chuyển hòa bình đến các tòa nhà bao quanh đồi Capitol gặp các đại diện dân cử tại các văn phòng của họ.

Một biển bán nhà tịch biên bị che khi người biểu tình tràn qua Brooklyn ở đông New York ngày 6-12 - Ảnh: Reuters

Tạo việc làm, không cắt giảm ngân sách

“Chúng tôi có mặt ở đây để yêu cầu có đạo luật về việc làm” - John Reat, 62 tuổi, đến từ Columbus (Ohio), một chuyên viên tin học bị thất nghiệp, nói với AFP. Ông là thành viên trong nhóm những người biểu tình đến văn phòng của chủ tịch hạ viện John Boehner.

Tổng thống Mỹ Obama hiện đang trình quốc hội thông qua một số biện pháp nằm trong một kế hoạch tạo việc làm trị giá 447 tỉ USD.

Mỹ hiện có hơn 13 triệu người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp toàn quốc là 8,6% vào tháng 11, còn trước đó luôn không dưới 9% kể từ tháng 5-2009 (trừ tháng 2 và 3).

“Chúng tôi muốn 1% nhà giàu đóng thuế nhiều hơn, đừng có cắt giảm ngân sách liên quan đến hưu trí và y tế” - John Reat nói. “Tôi muốn có việc làm, nhưng hiện nay, ở đất nước này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng tăng lên. Khi mất việc làm là mất bảo hiểm y tế, rồi mất nhà” - ông kể.

Cảnh sát đã bắt giữ một số người biểu tình cố tìm cách xâm nhập trái phép vào văn phòng các nghị sĩ.

“Chúng tôi tôn trọng quyền được có ý kiến của họ... hiểu rằng mọi người muốn một chính phủ biết lắng nghe lo ngại của họ và thúc đẩy tăng trưởng việc làm” - người phát ngôn của ông Boehner tỏ ra thông cảm. Tuy nhiên, những người phản đối khẳng định mục tiêu của họ là tạo sức ép buộc quốc hội cải tổ bảo hiểm thất nghiệp và tập trung vào các chính sách về thuế và ngân sách. “Từ lâu quốc hội chỉ phục vụ nhóm 1% thay vì đại diện cho nhóm 99%” - trang web của người biểu tình cáo buộc.

Phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” cáo buộc các nghị sĩ quốc hội tiếp tục bảo vệ lợi ích của các đại gia Phố Wall và không chịu tăng thuế lên giới nhà giàu. Họ cho biết đã lên kế hoạch cho hàng loạt hành động tại Washington trong tuần này. Một nhóm nói họ sẽ đóng bên ngoài văn phòng nghị sĩ Jon Kyl của bang Arizona cho đến khi ông này chịu đối thoại.

Chiếm lại nhà bị tịch biên

Một số khác sẽ biểu tình bên ngoài các tòa nhà trên phố K, nơi đặt văn phòng đại diện của các tập đoàn và những công ty vận động hành lang. Những tập đoàn lớn bị cáo buộc đang thâu tóm quá nhiều quyền lực và của cải. “Thế giới của chúng tôi sụp đổ. Chúng tôi mất toàn bộ tiền tiết kiệm, giấc mơ Mỹ cũng tan biến” - Donna Stebbins nói về 18 tháng thất nghiệp vừa qua của vợ chồng cô.

Theo Reuters, tại ít nhất 25 thành phố của Mỹ, phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” đang tìm cách giúp những người có nhà bị ngân hàng xiết nợ. “Hôm nay là ngày chiếm lại nhà của chúng ta trên toàn quốc” - cô Vivian Richardson tuyên bố trước căn nhà bị tịch biên của mình ở San Francisco.

Những người biểu tình ở Atlanta có mặt tại một tòa án dùng còi gây náo loạn phiên tòa đấu giá nhà tịch biên. Trong khi ở New York, những người biểu tình diễu hành trên các khu dân cư ở Brooklyn với biểu ngữ “Đóng cửa ngân hàng, chứ không phải nhà dân”. Tại San Francisco, Los Angeles hay Oakland, người biểu tình chiếm những căn nhà bị ngân hàng thu hồi để trả lại cho chủ cũ hay cho người vô gia cư.

Seattle là một trong những thành phố dẫn đầu phong trào này với nhiều đợt tái chiếm nhà bị tịch biên trong vài tuần qua. Cuối tuần trước, cảnh sát đã bắt giữ 16 người khi những người biểu tình cố biến một nhà kho thành trung tâm cộng đồng.

Làn sóng lấy lại nhà cho thấy những người biểu tình đang chuyển sang xả cơn tức giận về cuộc khủng hoảng nhà đất do vỡ bong bóng bất động sản gây ra, nhấn chìm 11 triệu căn nhà thế chấp. Trước đó, chính quyền tại nhiều bang đã mạnh tay dọn dẹp những đám đông biểu tình “Chiếm lấy Phố Wall” với lý do để đảm bảo an toàn và sức khỏe, bắt giữ hàng trăm người.

 

                                                                       Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục