Người dân Palestine đứng quanh một hố bom sau cuộc không kích của Israel - Ảnh: CNN

Người dân Palestine đứng quanh một hố bom sau cuộc không kích của Israel - Ảnh: CNN

Ngày 18-11 đã trở thành ngày đẫm máu nhất kể từ khi xung đột giữa Israel và Palestine tái diễn, với ít nhất 26 người thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel vào dải Gaza.

 

Khói bốc lên từ một vụ không kích - Ảnh: CNN

Trong số người chết có hơn phân nửa là trẻ em và phụ nữ. Các quan chức Israel thừa nhận đã không kích nhầm vào một gia đình láng giềng của Yehiyah Rabiah - người chế tạo tên lửa của Hamas - khiến 9 người trong gia đình này thiệt mạng.

Trong diễn biến mới nhất, quân đội Israel đã đánh sập Sở chỉ huy cảnh sát Abbas của phía Hamas vào rạng sáng 19-11, phá hủy hoàn toàn trụ sở lớn thứ hai của Palestine tại dải Gaza. Tổng số người thiệt mạng kể từ ngày 14-11 đã lên đến 72 người, trong đó có 3 người Israel. BBC mô tả tình hình tại Gaza lúc này là cực kỳ hỗn loạn, với nhiều nạn nhân bị kẹt trong các tòa nhà đổ nát và các bệnh viện khốn đốn vì quá tải.

Bộ Quốc phòng Israel thông báo 76 tên lửa của Hamas đã rơi vào lãnh thổ Israel ngày 19-11 và 38 quả khác bị hệ thống tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel đánh chặn. Các quan chức y tế Israel thông báo có 2 người bị thương nặng và 10 người bị thương nhẹ. Nhiều tên lửa Hamas đã đánh trúng vào các khu dân cư tại Ashdod và Ashkelon.

Thanh niên Palestine tấn công lính Israel tại một chốt kiểm soát - Ảnh: CNN

Xe tăng Israel trong tư thế sẵn sàng cho một cuộc tấn công vào dải Gaza - Ảnh: CNN

Israel cân nhắc tấn công trên bộ, cộng đồng quốc tế lo ngại

Ngày 18-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đang công du Thái Lan cho biết ông đang nỗ lực liên lạc với các bên để chấm dứt xung đột, đồng thời cảnh báo về nguy cơ Israel leo thang cuộc không kích thành một cuộc tấn công trên bộ.

Một người biểu tình ném đá trước trụ sở an ninh của Palestine - Ảnh: CNN

Trước đó Ngoại trưởng Anh William Hague đã nhắc nhở Tel Aviv: “Israel nên nhớ chính những cuộc tấn công trên bộ trong những lần xung đột trước đã khiến họ mất đi sự ủng hộ và cảm thông của cộng đồng quốc tế”.

Những lo ngại về việc Israel tấn công trên bộ càng có cơ sở khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong phiên họp nội các hôm nay tuyên bố Israel đã sẵn sàng “mở rộng đáng kể” quy mô chiến dịch quân sự. Quân đội Israel đã phong tỏa các nẻo đường vào dải Gaza với xe tăng và bộ binh, trong khi chính phủ nước này đã phê chuẩn kế hoạch động viên thêm 75.000 binh sĩ, làm rộ lên tin đồn họ chuẩn bị tấn công dải Gaza.

Hôm nay 19-11, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon sẽ đến Ai Cập để hội đàm với tổng thống và các quan chức cấp cao nước này, trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang.

Hamas đưa ra yêu cầu để đàm phán hòa bình

Hôm nay 19-11, các lãnh đạo Hamas đã đưa ra điều kiện cho một giải pháp hòa bình. Theo đó, Hamas sẽ chỉ ngưng các cuộc tấn công tên lửa nếu Israel ngừng chấm dứt phong tỏa dải Gaza và ngừng tấn công nhắm vào những lãnh đạo của tổ chức này.

Số người thiệt mạng ngày càng tăng khi Israel tiếp tục oanh tạc Gaza - Ảnh: CNN

Yêu cầu trên được lãnh đạo cấp cao của Hamas, ông Khaled Mashaal đưa ra sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.

“Sẽ không có ngừng bắn cho đến khi Israel thỏa mãn các điều kiện của chúng tôi” - Izzat Rishaq, một quan chức cấp cao Hamas tuyên bố sau cuộc hội đàm tại Cairo.

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Mark Regev hôm 19-11 nói bất cứ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm việc chấm dứt vĩnh viễn các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel. Tuy nhiên không xác nhận liệu Israel có yêu cầu việc phi quân sự hóa dải Gaza như một điều kiện để đàm phán hay không.

Các quan chức Israel thường xuyên bày tỏ mối lo ngại việc mở cửa dải Gaza sẽ dẫn đến một làn sóng các chiến binh tràn vào khu vực này để giúp đỡ Hamas.

 

                                                                         Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục