Mỹ vẫn là nước có ngân sách quốc phòng “khủng” nhất thế giới

Mỹ vẫn là nước có ngân sách quốc phòng “khủng” nhất thế giới

Ngày 20/12, Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua ngân sách quốc phòng cho năm 2013. Đáng chú ý là số tiền Lầu Năm Góc được cấp lên tới 633 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với mức đề xuất của Tổng thống Obama.

 
Diễn biến này có phần trái ngược với năm ngoái khi Hạ viện Mỹ chỉ đồng ý cấp 649 tỷ USD trong khi Tổng thống Obama đề xuất 690 tỷ USD. Dự luật về quốc phòng 2013 được thông qua với tỷ lệ 315 phiếu thuận, 107 phiếu chống và đã được chuyển tới Thượng viện để phê chuẩn. 

Trước đó Nhà Trắng đã dọa sẽ phủ quyết một phiên bản trước đó của dự thảo luật chi tiêu này. Và theo người phát ngôn Jay Carney, khả năng này vẫn chưa được loại trừ. Ngân sách mới được Hạ viện Mỹ thông qua trong bối cảnh Lầu Năm Góc không ngừng phàn nàn rằng họ buộc phải chấp nhận giảm khả năng chiến đấu của quân đội để bỏ đi các vũ khí cũ kỹ những rất phổ biến.

Đạo luật bao gồm ngân sách cho hoạt động cơ bản của Bộ quốc phòng là 528 tỷ USD, bao gồm các khoản chi cho tàu chiến, máy bay, vũ khí, nhân sự. Thêm 17 tỷ USD cho các chương trình quốc phòng và hạt nhân của Bộ Năng lượng và 88,5 tỷ USD cho cuộc chiến tại Afghanistan. 

Trước khi dự luật được thông qua, hai phe Dân chủ và Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã có những tranh cãi khá quyết liệt. Những người thuộc phe Dân chủ cho rằng đạo luật này di ngược lại yêu cầu thắt chặt kỷ cương tài khóa. “Đạo luật này cấp cho Lầu Năm Góc nhiều tiền hơn mức họ cần”, Hạ nghị sỹ Jim McGovern nói. “Rõ ràng chúng ta đang ném tiền vào họ”.

Cụ thể, các khoản chi cho một phiên bản của máy báy không người lái Global Hawk đã bị cắt bỏ trong khi cấp kinh phí cho việc nâng cấp xe tăng cùng các phương tiện chống đạn. 

Trước đó trong bài phát biểu hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã chỉ trích những áp lực buộc Lầu Năm Góc phải giữ những loại vũ khí họ không muốn. “Máy bay, tàu chiến, xe tăng, các căn cứ và thậm chí cả những thứ đã không còn hữu ích, vẫn được thông qua một cách tự nhiên. Nhưng sự sẵn sàng thì không có”, ông Panetta nói. 

“Chẳng những vậy khả năng sẵn sàng chiến đấu thường bị hy sinh để đổi lấy một lực lượng lớn hơn nhưng ít hiệu quả hơn. Tôi nhất định sẽ không để điều đó xảy ra”, vị Bộ trưởng khẳng định. 

Ngoài nội dung về ngân sách, đạo luật mới về quốc phòng cho phép quân đội mua các loại nhiên liệu thay thế ngay cả khi giá cao hơn các loại nhiên liệu truyền thống. Trong khi đó kế hoạch xây dựng một căn cứ phòng thủ chống tên lửa ở bờ biển phía Đông nước Mỹ bị bác bỏ. Thay vào đó Lầu Năm Góc được yêu cầu nghiên cứu 3 địa điểm.

Cũng theo đạo luật này, sẽ có thêm 1000 lính Mỹ được tăng cường để đảm bảo an ninh cho đại sứ quán sau vụ tấn công tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi, Libya khiến đại sứ Chris Stevens cùng 3 nhân viên người Mỹ thiệt mạng. 

Ngoài ra, đạo luật cũng phê chuẩn khoản ngân sách 480 triệu USD cho kế hoạch phòng thủ tên lửa giữa Mỹ và Israel trong đó có 211 triệu USD chi cho hệ thống đánh chặn tên lửa tầm ngắn Mái vòm sắt.  
 
 
 
                                                                                    Theo Dantri
 
 

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục