Văn phòng Thủ tướng Bru-nây, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22.

Văn phòng Thủ tướng Bru-nây, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22.

Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) đang ở trong giai đoạn quan trọng nhất, nhằm xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015. Nhiều đối tác của ASEAN ghi nhận vai trò quan trọng và trung tâm của Hiệp hội trong khu vực và trong cấu trúc Ðông Á đang định hình, đồng thời cam kết tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng và hội nhập khu vực.

 

Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột, gồm chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội đang được các quốc gia thành viên nỗ lực thúc đẩy. Trong đó, trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được khởi xướng từ năm 2007 đang trên đà phát triển thuận lợi. Ðến nay, các nước ASEAN đã thực hiện được 77,57% nội dung trong kế hoạch thành lập AEC. Theo thống kê chính thức, việc triển khai kế hoạch thành lập đã tăng thu nhập bình quân đầu người trong khu vực từ 2.267 USD/năm lên 3.759 USD/năm vào năm 2012; tổng giá trị thương mại toàn khối tăng 16,8%, từ 2.050 tỷ USD của năm 2010 lên mức 2.400 tỷ USD vào năm 2011; thương mại nội khối cũng tăng từ 520 tỷ USD lên 598 tỷ USD, tương đương 15,1% mỗi năm. ASEAN tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút lượng đầu tư nước ngoài kỷ lục 114 tỷ USD trong năm 2011, tăng 23% so năm 2010 và chiếm 7,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới. Mặc dù các nước ASEAN đã vượt qua được chặng đường dài hướng tới một thị trường chung kể từ thời điểm khởi xướng năm 2007, nhưng phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 vừa qua, các lãnh đạo ASEAN nhất trí thúc đẩy cạnh tranh nội khối thông qua đẩy mạnh thương mại và đầu tư, coi đây là đòn bẩy tích cực cho tiến trình xây dựng AEC, đồng thời đề xuất đưa ra một lộ trình thực hiện các sáng kiến hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, để đạt được các tiêu chí và chỉ tiêu về mặt liên kết kinh tế từ nay đến năm 2015, ASEAN cần sử dụng và tranh thủ các đối tác cả về nguồn lực lẫn kinh nghiệm. ASEAN cần phát huy thế mạnh của mình, đó chính là vai trò chủ động của ASEAN gắn kết các đối tác, phục vụ  mục tiêu đã đề ra. Về phần mình, các đối tác của ASEAN một mặt ghi nhận vai trò quan trọng và trung tâm của ASEAN trong khu vực và trong cấu trúc Ðông Á đang định hình, mặt khác cam kết tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ ASEAN trong tiến trình kết nối và hội nhập khu vực. Nhật Bản khẳng định, quan hệ đối tác đối thoại tốt đẹp đã được thiết lập giữa ASEAN và Nhật Bản trong 40 năm qua, đồng thời nhấn mạnh những tiềm năng và cơ hội để ASEAN và Nhật Bản mở rộng và nâng tầm quan hệ  trong thời gian tới. Trung Quốc tuyên bố mong muốn củng cố, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, thúc đẩy các dự án trọng điểm như tăng cường lòng tin lẫn nhau, hợp tác trên biển và mở rộng quan hệ đối tác kinh tế chiến lược toàn diện, cùng nhau củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ấn Ðộ coi ASEAN là một trụ cột chính trong chính sách "Hướng Ðông" nhằm mở rộng hợp tác và liên kết kinh tế của Niu Ðê-li với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thời gian tới, Niu Ðê-li ưu tiên thực hiện các cam kết đạt được với ASEAN sau khi hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ từ đối thoại lên đối tác, khẳng định có chung một tầm nhìn và quyết tâm cùng đồng hành tiến bước trên con đường hòa bình và thịnh vượng. Chính quyền của Tổng thống B.Ô-ba-ma cam kết tiếp tục thực hiện chính sách gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng, coi ASEAN là một trụ cột chính trong chính sách của Mỹ ở khu vực và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Oa-sinh-tơn cho biết tiếp tục mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác nhằm đưa quan hệ đối tác ASEAN- Mỹ lên tầm đối tác chiến lược.

ASEAN đã đề ra một lộ trình xây dựng Cộng đồng chung một cách toàn diện, tổng thể trên tất cả các lĩnh vực. Ðể hiện thực hóa "giấc mơ về cộng đồng chung ASEAN", ngoài những nỗ lực của khu vực thì ASEAN cũng rất cần sự hợp tác của khu vực và của cộng đồng quốc tế, nhất là các đối tác.

 

                                                                  Theo Báo ND

 

Các tin khác


Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục