Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu khai mạc triển lãm.

Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu khai mạc triển lãm.

Lần đầu tiên, những tác phẩm của một trong những văn hóa rực rỡ nhất Đông - Nam Á, đó là "Rồng bay" của Việt Nam đang được giới thiệu tới công chúng Pháp ở Bảo tàng Guimet tại Paris. Lãnh đạo của hai nước khẳng định rằng, đây là dịp để giới thiệu về những giá trị văn hóa và lịch sử Việt Nam, đồng thời khơi dậy những ước mơ, hoài bão.

 

Với chủ đề "Rồng bay - Nghệ thuật cung đình Việt Nam", triển lãm được khai mạc tối 8-6 tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á. Đây là kết quả của sự hợp tác suốt hai năm qua giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Guimet và là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong Năm Việt Nam tại Pháp 2014 để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2013). Tham dự có Chủ tịch Viện Pháp Xavier Darcos, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng và ông Benoit Paumier, điều phối viên của Pháp về Năm giao lưu chéo.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đây là lần đầu tiên những tác phẩm nghệ thuật cung đình độc đáo mang hình tượng rồng - ý niệm về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật truyền thống và giá trị lịch sử đặc sắc được giới thiệu với công chúng Pháp và bạn bè thế giới.

Bộ trưởng Aurélie Filippetti và Thứ trưởng Vương Duy Biên thăm quan triển lãm.

"Cuộc trưng bày này là kết quả, là biểu hiện cụ thể, sinh động của quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt Nam - Pháp", Thứ trưởng Vương Duy Biên nói. Ông khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực: nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản giữa các bảo tàng của hai nước.

Bà Aurélie Filippetti, Bộ trưởng Văn hóa và Truyền thông Pháp cho rằng, những hoạt động phong phú trong Năm Việt Nam tại Pháp tạo điều kiện để nhân dân Pháp, đặc biệt là thanh niên, khám phá nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Qua những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Guimet, hình ảnh Rồng gợi lên lịch sử nghìn năm ở Việt Nam.

"Biểu tượng linh thiêng này nhắc chúng ta phải luôn nuôi dưỡng những ước mơ và hoài bão, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác bền vững", bà nói.

Bảo ấn bằng vàng của Gia Long (triều Nguyễn 1802 - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).

Nhân dịp này, Đại diện Bảo tàng Guimet và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cùng các nhà nghiên cứu giới thiệu về lịch sử của Rồng, một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt, tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử.

Hình tượng rồng Việt Nam được định hình cùng với quá trình hình thành nhà nước sơ khai. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, hình tượng rồng đã được hình thành, biến hóa và in dấu đậm nét trên các công trình kiến trúc, các hiện vật lịch sử mà các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện, thu thập, bảo quản.

Trong suốt thời gian diễn ra triển lãm từ ngày 8-7 đến ngày 15-9, gần 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn đến giai đoạn đầu thế kỷ XX, được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, như: vàng, bạc, đồng, đá quý… được trưng bày tại Bảo tàng Guimet.

Điểm nhấn của đợt trưng bày lần này là các hiện vật mang họa tiết rồng thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình Huế của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, như: Kim sách bằng vàng, ấn vàng “Phong tặng chi bảo,” mũ Thượng triều được làm bằng vàng.

"Rồng bay" rất ấn tượng trước cửa Bảo tảng Guimet thu hút sự quan tâm của người dân Paris và khách quốc tế.

Ở mỗi triều đại, hình tượng rồng được tạo tác với những nét riêng. Hình ảnh "Rồng bay lên" - Thăng Long - tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc sau khi giành được độc lập, được đem đặt cho đất đế đô.

Triển lãm này giới thiệu một phần sưu tập hiện vật trong kho tàng di sản phong phú của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, giúp khách tham quan tiếp cận đa chiều về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua những hiện vật bằng nhiều chất liệu và loại hình khác nhau, công chúng Pháp và bạn bè quốc tế sẽ hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thông qua sự biến hóa của hình tượng rồng, giá trị thẩm mỹ cũng như những thay đổi về hình tượng con rồng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử.

 

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục