Người dân Xy-ri bày tỏ ủng hộ Tổng thống Át-xát.

Người dân Xy-ri bày tỏ ủng hộ Tổng thống Át-xát.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, sau khi phương Tây tỏ ra thận trọng hơn trong hậu thuẫn phe nổi dậy Xy-ri, lực lượng của Tổng thống Át-xát đã giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có các thành phố chiến lược. Phe đối lập ngày càng yếu thế đang cầu cứu phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng nhằm giúp lực lượng này giành lại cán cân sức mạnh trên thực địa trong cuộc nội chiến Xy-ri.

 

Kể từ khi tiến hành bao vây và phong tỏa hồi tháng 6-2012, lực lượng của Tổng thống Xyri Át-xát đã giành nhiều thắng lợi, buộc quân nổi dậy ký thỏa thuận rút khoảng 2.250 người từ khu vực thành cổ về nông thôn ở phía bắc thành phố Hôm-xơ. Động thái này đồng nghĩa với việc quân đội của Tổng thống Át-xát giành lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược này.

Thỏa thuận này cũng bao gồm việc phóng thích các tù nhân người I-ran và Li-băng hiện nằm trong tay Mặt trận Hồi giáo - liên minh nổi dậy lớn nhất tại Xy-ri, đồng thời cho phép chính quyền Đa-mát vận chuyển thuốc men và hàng cứu trợ vào hai thị trấn Nu-bôn và An Da-hơ-ra của người Hồi giáo dòng Si-ít ở khu vực nông thôn tỉnh miền bắc A-lép-pô hiện bị các tay súng nổi dậy vây hãm. Quá trình định cư và hòa giải được khởi động đồng thời với thời điểm phiến quân rút lui khỏi thành phố này. Hàng trăm người bị mất nhà ở do bạo lực kéo dài ba năm qua ở Hôm-xơ đã lần đầu trở về thành phố quê nhà khi quân đội Xyri giành lại quyền kiểm soát. Ngoài ra, quân đội và lực lượng chống chính phủ ở Xy-ri cũng nhất trí một loạt thỏa thuận ngừng bắn ở một số điểm nóng quanh Thủ đô Đa-mát.

Theo đó, hai bên ngừng giao tranh và cho phép chuyển lương thực vào những khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát, đổi lại các tay súng nổi dậy giao nộp các vũ khí hạng nặng và chính quyền treo quốc kỳ tại các khu vực này.

Đuối sức trên chiến trường, lực lượng nổi dậy Xy-ri đã nhiều lần lên tiếng cầu viện phương Tây giúp nhằm thay đổi cán cân sức mạnh trên thực địa. Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ thừa nhận, có "sự mất cân đối về quân sự" giữa các phiến quân và quân đội chính phủ ở Xy-ri, đồng thời cho biết Oasinh-tơn đã tìm cách thay đổi cán cân này. Tuy nhiên, đề nghị được cấp vũ khí hạng nặng của phe nổi dậy đã không được phương Tây nhiệt tình đón nhận bởi nguy cơ những vũ khí này rơi vào tay khủng bố. Mỹ đã từ chối đề nghị này và thay vào đó là các khoản viện trợ phi sát thương. Sau cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Ke-ri với Chủ tịch SNC A.Gia-ba, Oa-sinh-tơn cho biết, chính quyền của Tổng thống Ô-ba-ma thảo luận với QH về việc cung cấp thêm viện trợ phi sát thương trị giá 27 triệu USD cho phe đối lập Xy-ri, nâng tổng số tiền của Mỹ cấp cho quân nổi dậy Xy-ri lên 287 triệu USD. Nhà trắng cũng tuyên bố ủng hộ trao quy chế phái bộ ngoại giao cho các văn phòng đại diện của phe đối lập Xy-ri tại Mỹ.

Chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ công nhận các văn phòng đại diện của SNC là "các phái bộ ngoại giao hợp pháp" của Xy-ri ở nước ngoài. Mỹ chưa công nhận SNC là chính phủ hợp pháp của Xy-ri, nhưng sẽ chính thức hóa mối quan hệ giữa Oa-sinhtơn với SNC, một tổ chức đã được Mỹ cho phép mở các văn phòng liên lạc ở Thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc.

Trong lúc các nhà trung gian hòa giải Nga và Mỹ chưa thể nối lại các vòng đàm phán hòa bình tại Giơ-nevơ (Thụy Sĩ), chính quyền Xy-ri đã có những bước tiến tích cực trong lộ trình chính trị. Cuộc bầu cử tổng thống đã diễn ra suôn sẻ trong tình trạng an ninh được bảo đảm và mang lại thắng lợi cho Tổng thống đương nhiệm Át-xát, giúp ông tại nhiệm thêm bảy năm nữa. 88,7% số phiếu ủng hộ dành cho Tổng thống Át-xát cho thấy, đông đảo người dân Xy-ri tiếp tục đặt lòng tin vào nhà lãnh đạo này. Kết quả cuộc bầu cử cho thấy phe đối lập và phương Tây sẽ càng gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu muốn nhanh chóng "hạ bệ" ông Át-xát.

Trong bối cảnh cuộc nội chiến Xy-ri tiếp tục ở thế giằng co và ẩn chứa nhiều phức tạp, Mỹ và phương Tây đang rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Phương Tây muốn trợ giúp nhiều hơn cho phe nổi dậy Xy-ri nhằm đạt mục tiêu lật đổ Tổng thống Át-xát, song không dám hỗ trợ vũ khí hạng nặng bởi nguy cơ số vũ khí này rơi vào tay các phần tử khủng bố. Sự yếu thế của phe nổi dậy Xy-ri đang làm khó các "nhà bảo trợ" phương Tây.

 

 

                                                           Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự nhiều hoạt động tại Đối thoại Shangri-La

Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự các phiên họp toàn thể, chiêu đãi chính thức và tiếp tục tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện.

Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc tại Ấn Độ

Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.

Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục