Chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH17 đang thực hiện hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi ở độ cao 10.000 m ngày 17-7 và rơi xuống miền đông Ucraina, gần thành phố Chakhtarsk khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

 

Trong buổi họp báo tổ chức ở sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan, đại diện Hãng hàng không Malaysia cho biết: Chuyến bay MH17 cất cánh ở sân bay Schiphol lúc 11h15 (giờ Paris). Cơ quan kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với máy bay vào lúc 13h15 (giờ Paris). Có 283 hành khách và 15 phi hành đoàn trên chuyến bay MH17. Phần lớn hành khách trên chuyến bay là người mang quốc tịch Hà Lan (154 người).

Cũng theo đại diện của hãng hàng không Malaysia, trong số các hành khách trên chuyến bay còn có 27 người mang quốc tịch Australia, 23 người Malaysia, 11 người Indonesia, 6 người Anh, 4 người Đức, 3 người Bỉ, 3 người Philippines và một người Canada. Hiện vẫn còn 47 hành khách đang được xác minh quốc tịch.

Ở địa điểm máy bay rơi giữa thành phố Chakhtarsk và Grabove, một khu vực do lực lượng tự vệ địa phương kiểm soát, không có nhiều cơ hội để tìm thấy những người sống sót trong đống mảnh vỡ cháy đen. Lực lượng tự vệ tuyên bố họ đã sẵn sàng ngừng bắn tạm thời để các lực lượng cứu hộ và y tế thu gom thi thể của các hành khách xấu số.

Chính phủ Ucraina cho biết họ đã sẵn sàng mở một “hành lang nhân đạo”. Các nhân viên tham gia cứu hộ cho biết các phần thi thể của các hành khách rơi trong vòng bán kính 15 km. Vùng không lưu của khu vực đã bị đóng cho tới khi có lệnh mới.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã đề nghị mở một cuộc điều tra quốc tế để tìm ra nguyên nhân của vụ máy bay gặp nạn.

Ngay sau khi có thông tin về vụ máy bay MH17 rơi, có rất nhiều giả thuyết đưa ra về các kịch bản của thảm họa này. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, máy bay MH17 có thể đã bị bắn hạ chứ không phải tai nạn. Các quan chức Mỹ phát biểu trên tờ The New York Times rằng có thể máy bay đã bị tên lửa đất đối không bắn hạ dẫn theo nguồn tin của hãng Interfax. Có giả thuyết khác đưa ra rằng máy bay MH17 đã va chạm với một máy bay khác và bị rơi.

Trong khi đó, Chính phủ Ucraina và lực lượng tự vệ địa phương đã đổ lỗi cho nhau đã gây ra thảm họa trên.

Tổng thống Ucraine Petro Porochenko tuyên bố đây là một “hành động khủng bố” cho rằng không loại trừ việc máy bay đã bị bắn hạ, trong khi đó khẳng định rằng lực lượng vũ trang Ucraina không tham gia vào việc này. Quân đội Ucraina không dùng tên lửa đất đối không kể từ khi bắt đầu triển khai chiến dịch chống lực lượng tự vệ địa phương vì lực lượng này không có máy bay.

Cũng trong tối 17-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định rằng Ucraina phải chịu trách nhiệm về thảm họa này vì thảm họa này đáng lẽ đã không xảy ra nếu hòa bình được thiết lập trên đất nước Ucraina, nếu các chiến dịch quân sự không diễn ra.

 
 
                                                                          Theo Báo ND
 
 

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục