Tháp Thạt Luổng ở Thủ đô Viêng Chăn.

Tháp Thạt Luổng ở Thủ đô Viêng Chăn.

Được du nhập vào Lào từ rất sớm, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc Lào, góp phần tạo bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo của xứ sở Triệu Voi tươi đẹp.

 

Có dịp được đặt chân đến đất nước Triệu Voi, du khách sẽ không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ trước sự kỳ vĩ của kiến trúc chùa tháp cổ kính do người xưa tạo dựng. Chùa ở đây đẹp lộng lẫy như những tòa lâu đài, với họa tiết, hoa văn tinh xảo, nhiều mầu sắc, tô điểm lên bức tranh phong cảnh hữu tình của xứ sở này. Trong đó, có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, hằng năm đón hàng trăm nghìn du khách đến tham quan, như chùa Xiêng-thoong với kiến trúc mái tầng độc đáo, bao quanh là những miếu đường nhỏ có kiến trúc tinh xảo và những bức tường được điêu khắc, chạm trổ công phu, tái hiện những điển tích trong cuộc đời Đức Phật; chùa Xi-xa-kệt cổ kính với hàng nghìn pho tượng Phật cổ, có giá trị về văn hóa và lịch sử.

Nổi bật và ấn tượng mạnh là hình ảnh Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn. Ngọn tháp này gây ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan bởi kiến trúc cổ đại, pha trộn giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ với phong cách truyền thống của Lào. Đặc biệt, hình tượng quả bầu ở trung tâm tháp khiến nhìn từ xa Thạt Luổng như một đài sen năm cánh nâng một bảo vật của trần gian mà tương truyền trong đó có lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi người nhập Niết bàn. Hình ảnh quả bầu này không chỉ tạo cho Thạt Luổng có dáng vẻ thanh thoát, mềm mại mà còn hàm chứa ý nghĩa cội nguồn của nhân dân các dân tộc Lào về nguồn gốc của 49 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Triệu Voi. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc đặc biệt ấy, Thạt Luổng được đánh giá là một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ, sự sáng tạo, là niềm tự hào của người dân Lào.

Bên cạnh kiến trúc chùa tháp độc đáo, Phật giáo cũng hòa vào hơi thở cuộc sống của người dân Lào. Nhà chùa được coi là trường học giảng dạy giáo lý cho người dân để trở thành những người có ích cho xã hội và ở đây mỗi người dân đều gắn bó sâu sắc với nhà chùa. Ngay khi chào đời, đứa trẻ được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên. Khi đến tuổi đi học, cha mẹ lại gửi vào chùa để học giáo lý, kinh kệ, học cách ăn nói, đi đứng, học đạo lý làm người… Đến khi từ giã cõi đời, mọi người đều mong muốn xương cốt của mình được gửi vào chùa để được siêu thoát, bởi theo quan niệm của người Lào khi người ta chết đi tức là thuộc về cõi Phật, cõi chùa.

Chính những dấu ấn của Phật giáo trong đời sống văn hóa đã tạo mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa nhà sư với người dân ở xứ sở Triệu Voi. Nếu như người dân chăm lo cho các nhà sư về đời sống vật chất, thì nhà sư là những người chăm lo cho người dân về đời sống tinh thần. Bởi vậy, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhà sư đi chân trần, vai khoác bình bát, chậm rãi đi quanh phố để nhận lễ dâng cúng của người dân. Theo nhà sư đi khất thực là trải nghiệm thú vị cho du khách vào những buổi sớm tinh mơ trên đất nước Lào.

Thật hiếm nơi nào Phật giáo lại gần gũi, gắn bó với người dân như ở đây. Chính điều đó đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một đất nước Lào đang trên đường đổi mới. Hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trải mình vào đời sống văn hóa Phật giáo nơi đây sẽ là những trải nghiệm không thể quên cho những ai đến với xứ sở này.

                                                                   Theo Nhân dân điện tử 

 

Các tin khác


Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự nhiều hoạt động tại Đối thoại Shangri-La

Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự các phiên họp toàn thể, chiêu đãi chính thức và tiếp tục tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện.

Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc tại Ấn Độ

Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.

Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục