Chiều 17/1, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị đánh giá tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ khi triển khai Luật TTATGT đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Tham dự có lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và thường trú trên địa bàn tỉnh.


Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Sau 15 ngày triển khai Luật TTATGT đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP đã có những tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật của người tham giao thông trên địa bàn tỉnh. Tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều của đường một chiều, uống rượu bia khi tham gia giao thông giảm rõ rệt, chuyển biến tích cực. Từ đó hình thành văn hóa khi tham gia giao thông, tạo hình ảnh giao thông đô thị văn minh.

​​​​​​Tính trong 15 ngày đầu tháng 1/2025, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4 người, bị thương 4 người; so với cùng kỳ giảm 6 vụ, giảm 2 người chết, giảm 9 người bị thương; so với liền kề giảm 7 vụ, giảm 9 người chết, giảm 2 người bị thương... Lực lượng Cảnh sát giao thông đã bố trí 421 tổ tuần tra kiểm soát, 3.402 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia, lập 1.364 biên bản, xử phạt hơn 5 tỷ đồng, tạm giữ 632 phương tiện, tước 89 giấy phép lái xe.


Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh thông tin, làm rõ một số vấn đề liên quan đến tình hình TTATGT từ khi triển khai Luật TTATGT đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, lấy người dân làm trung tâm.

Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, cùng với sự quyết tâm, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, lực lượng Công an tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật TTATGT đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường an ninh, an toàn, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí tác nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị lực lượng Công an tỉnh kịp thời viết, đăng tải nhiều tin, bài có giá trị của ngành trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an tỉnh tăng cường phối hợp các cơ quan báo chí lan tỏa những hình ảnh đẹp, chiến công của lực lượng Công an tỉnh trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...                       


L.C

Các tin khác


Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Sai phạm vụ án “tiếp tay”cho 4 vụ phá 3.522 m2 rừng

Sáng 16/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 10 bị cáo trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh về các tội: "Nhận hối lộ”, "Đưa hối lộ”, "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm tốt công tác tham mưu chiến lược, tạo lập môi trường hòa bình để phát triển đất nước

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự”.

Nghị định 168 góp phần xây dựng văn hoá giao thông Hà Nội an toàn, văn minh

Sau nửa tháng triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP, bức tranh về văn hoá giao thông tại Hà Nội thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực. Hình ảnh người dân xếp hàng chờ đèn tín hiệu, đi đúng làn đường trên nhiều tuyến phố ngày càng phổ biến, tạo nên diện mạo giao thông văn minh hơn.

Kiến nghị của các hộ dân xóm Kẽm, xã Lâm Sơn về giao đất chồng lấn không có cơ sở

Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông, bà: Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Ngọc Dũng, Kiều Đăng Nam, Lê Thị Hồng Thắng, Khuất Tự Long, cùng trú tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn), đại diện cho 26 hộ dân phản ánh về việc: Từ năm 1970, các hộ gia đình đã đến khu vực xóm Kẽm khai hoang, phục hóa hơn 30ha đất rừng để trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Trên phần diện tích đất này, các hộ sử dụng ổn định không có tranh chấp. Nhưng đến năm 1991, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình đã lập rào chắn và tìm cách ngăn cản các gia đình sử dụng phần diện tích đất khai hoang, phục hóa từ năm 1970, lý do hơn 30ha này đã được UBND tỉnh giao cho công ty sử dụng. Việc này người dân không được biết, gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất (SDĐ) của nhân dân...

Bộ CHQS tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị năm 2025

Ngày 15/1, Bộ CHQS tỉnh tổ chức tổng kết hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tọa đàm, trao đổi giữa Bộ CHQS tỉnh và đoàn cán bộ, học viên lớp đào tạo chỉ huy cao cấp của Quân đội hoàng gia Campuchia

Ngày 15/1, Bộ CHQS tỉnh và Học viện Quốc phòng tổ chức tọa đàm, trao đổi về công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) với đoàn cán bộ, giảng viên, học viên lớp đào tạo ngắn hạn chỉ huy, tham mưu cao cấp của Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục