(HBĐT) - Là trường học đầu tiên của huyện Cao Phong thực hiện mô hình trường bán trú, những năm học qua, trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Yên Lập luôn là điểm sáng trong công tác dạy và học. Với mô hình bán trú, nhà trường luôn quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Học sinh trường PTDTBT TH Yên Lập (Cao Phong) được cô giáo hướng dẫn cách rửa tay bằng xà phòng đúng cách trong những giờ ngoại khóa.
“Trường PTDTBT TH Yên Lập hiện có 189 học sinh ở 5 khối lớp, trong đó, 97,8% học sinh là người dân tộc. Phần đông học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Việc huy động trẻ đến lớp từng là thách thức đối với Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, bằng sự tuyên truyền, vận động, đến nay, phụ huynh đều hiểu được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và quan tâm tới việc học chữ của con em mình” - cô giáo Đinh Thị Hạnh Quyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Các em được học và ăn, ngủ trưa tại trường nên nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Cái khó được nhà trường xác định là học sinh ngại giao tiếp do các em chủ yếu là người DTTS, sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn. Thời gian đầu, nhất là đối với các em mới bước vào lớp 1, ngoài việc còn bỡ ngỡ với trường, lớp, bạn bè, các em rất ít nói chuyện, sống khép kín. Hiểu được tâm lý của trẻ em vùng cao, Ban giám hiệu trường đã giao nhiệm vụ cho mỗi giáo viên chủ nhiệm tạo môi trường học tập hứng khởi để các em dần “mở lòng”, tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn.
Cô giáo Lê Thị Quyên chia sẻ: Nhiều học sinh đến giờ ăn trưa ăn rất ít, để dành chiều mang về nhà. Tìm hiểu ra, chúng tôi mới biết nhà các em rất nghèo, không có gạo để nấu cơm chứ đừng nói đến mua thức ăn. Theo đó, chúng tôi luôn bên cạnh các em chia sẻ, động viên các em nỗ lực vươn lên trong học tập. Hiện, học sinh của nhà trường mỗi tháng được Nhà nước hỗ trợ 15 kg gạo và 150.000 đồng tiền ăn.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường xác định là rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân và kỹ năng hợp tác cùng các bạn thông qua giờ học chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa. Từ đó, học sinh có thêm hứng khởi trong học tập và tự tin trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã và đang tạo luồng gió mới trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Bùi Thị Hải Yến, học sinh lớp 5A chia sẻ: Với thời gian biểu ở trường, chúng cháu có thời gian để ăn và nghỉ trưa trước mỗi buổi lên lớp. Là con gái, chúng cháu được các cô giáo hướng dẫn kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng kiềm chế thói hư, tật xấu, sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác. Bên cạnh đó, các cô giáo còn dạy chúng cháu cách thêu thùa, may vá cách tết tóc cho đẹp.
Xuất phát từ tình yêu đối với học sinh, các thầy, cô giáo trường PTDTBT TH Yên Lập đã và đang tạo dựng những “mầm xanh” có đủ tri thức và sự tự tin trong cuộc sống. Ngày ngày, các em hào hứng đến lớp, đến trường. ở đó, mỗi thầy, cô giáo không chỉ làm tròn trách nhiệm của một giáo viên mà còn kiêm cả thiên chức làm cha, làm mẹ đối với các em.
Minh Tuấn (Đài Cao Phong)
Để đạt điểm cao môn tiếng Anh, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, không quá tập trung vào những phần khó, mở rộng vốn từ…
(HBĐT) - Sáng 9/5, gần 500 học sinh, giáo viên trường Tiểu học và THCS Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã có buổi giao lưu với Anh hùng Phạm Tuân, Trung tướng phi công vũ trụ, người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay vào vũ trụ. Buổi giao lưu còn có lãnh đạo UBND TP Hòa Bình, phường Thịnh Lang và một số cựu chiến binh tiêu biểu.
Việc các trường ĐH cùng tham gia vào nhóm tuyển sinh miền Bắc hay miền Nam sẽ góp phần sàng lọc thí sinh “ảo” và xác định điểm chuẩn phù hợp hơn.
7 thí sinh của đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 18 đã đoạt được các huy chương vàng, bạc và bằng khen.
(HBĐT) - Năm 2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND, “Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Trong đó, tại Điều 4 có quy định: (1) Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; ( 2) Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục - thể thao, rèn luyện kỹ năng sống… Tuy nhiên, sau thời gian ngắn thực hiện đã nảy sinh nhiều điều cần suy ngẫm.
(HBĐT) - “Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Kèm theo đó là những vấn đề nổi cộm như xâm hại tình dục trẻ em, vi phạm Luật ATGT hay những hành động gây ô nhiễm môi trường,… xảy ra ở lứa tuổi học sinh là trăn trở của không ít giáo viên và các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để phòng tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra là vô cùng cần thiết”, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Tâm (Lạc Thủy) khẳng định.