Ngày 12-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học năm 2017 (điểm sàn). Mức điểm sàn cho tất cả các khối thi năm nay là 15,5 điểm, cao nhất từ trước tới nay, kể cả so với khi thực hiện thi "ba chung".


Thí sinh Kỳ thi THPT quốc gia 2017 (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Hội đồng xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào năm 2017 (điểm sàn) đã họp, thảo luận và thống nhất đề xuất mức điểm sàn cho tất cả các khối thi là 15,5 điểm. Đây là mức điểm được đưa ra căn cứ vào các tiêu chí: Kết quả thống kê số liệu dự thi/đăng ký xét tuyển; phổ điểm các khối thi đã tính điểm ưu tiên; phổ điểm các khối thi đã tính điểm ưu tiên; lọc thí sinh trùng theo NV1 trên sàn; lọc thí sinh trùng, xác định hệ số dư dôi tổng quát.

Năm nay cả nước có 865.975 thí sinh dự thi. Số thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH là 640.425. Tổng chỉ tiêu ĐH xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 332.496. Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo khối như sau: A: 883.768 (34,59%); A1: 286.760 (11.22%); B: 282.984 (11.08%); C: 277.722 (10.87%); D1: 608.632 (23,82%).

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm nay, lần đầu tiên Bộ đưa thêm kết quả chạy phần mềm dự báo làm cơ sở để xét điểm sàn. Với hệ thống phần mềm xét tuyển/lọc ảo và cơ sở dữ liệu năm nay, Bộ đã có thể tính toán, dự báo tổng thể tình hình xét tuyển đợt 1.

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, với điểm sàn 15,5 điểm thì trong đợt xét tuyển đầu tiên: Có 85 trường đạt chỉ tiêu 100%; 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80 đến 99%; 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40 đến 79%; tất cả các trường trong cả nước tuyển được 83% tổng chỉ tiêu trong đợt 1.

Tính toán dự báo cho thấy điểm sàn ít ảnh hưởng đến tỷ lệ tuyển sinh trong đợt 1. Nếu điểm sàn 18 điểm thì đợt 1 tuyển được 74% tổng chỉ tiêu; nếu điểm sàn 13 thì đợt 1 tuyển được 87% tổng chỉ tiêu.

 

                                       TheoNhandan

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục