(HBĐT) - Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 11-CT/Tư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị, công tác khuyến học, khuyến tài tại các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, xây dựng thành chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh đang từng bước phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh khẳng định: Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 11, các cấp ủy Đảng, chính quyền căn cứ tình hình cụ thể đã xây dựng kế hoạch triển khai. Công tác tuyên truyền, vận động đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Trong các kế hoạch của Tỉnh ủy, kết luận của BTV Tỉnh ủy đã nhấn mạnh vào nội dung: kịp thời phát hiện, nêu gương các điển hình tiêu biểu về công tác khuyến học; tuyên truyền về công tác GD&ĐT; đặc biệt là thành tích trong giảng dạy, học tập của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đã có nhận thức sâu sắc về sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác khuyến học. Từ đó mỗi người tự ý thức được nhiệm vụ học tập suốt đời, nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

 Việc thực hiện Chỉ thị số 11 đã được cụ thể hóa trong các mục tiêu, giải pháp xây dựng xã hội học tập như phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và đào tạo từ xa. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã huy động được 19.080 học viên độ tuổi 15 trở lên ra các lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp sau khi biết chữ. 210/210 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên được mở rộng và đầu tư. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng về chất lượng, không đào tạo dàn trải, tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ… Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật được quan tâm. 10 năm qua, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 34.038 người, đào tạo nghề cho 683 người khuyết tật. Toàn tỉnh hiện có 39 cơ sở đào tạo và dạy nghề; trung bình mỗi năm đào tạo nghề cho 15 nghìn người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 70 - 80%. Một số nghề đạt trên 90% như: may công nghiệp, hàn, chăn nuôi… Kết quả việc tổ chức dạy học nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 17,34% năm 2005 lên 35% năm 2010 và đến năm 2016 đạt 45%.

 Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Nhờ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài nên mạng lưới Hội Khuyến học từ tỉnh đến cơ sở đã phát triển ngày càng rộng khắp. Hiện nay, 99,4% thôn, xóm, tổ dân phố có chi hội khuyến học. So với trước khi có Chỉ thị số 11 thì số chi hội khuyến học toàn tỉnh đã tăng 954 chi hội và tăng 1.393 ban khuyến học, tăng 101.175 hội viên. Số hội viên chiếm 22,7% dân số toàn tỉnh. Vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học đối với công tác khuyến học, khuyến tài được phát huy. Sự tham gia của các tổ chức CT-XH vào công tác khuyến học ngày càng tích cực, hiệu quả.

 Đặc biệt, nhờ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, công tác huy động nguồn lực cho giáo dục từ phong trào khuyến học, khuyến tài đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 10 năm qua, số học sinh bỏ học trên địa bàn toàn tỉnh giảm 3 lần. Đã có hơn 1 vạn lượt học sinh, sinh viên được nhận học bổng và gần 600 ngàn lượt học sinh, sinh viên được khen thưởng với số tiền gần 40 tỷ đồng và nhiều hiện vật. Cũng trong thời gian qua đã vận động được các gia đình hiến trên 10.000 m2 đất để xây trường học; vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ trên 5 tỷ đồng xây dựng trường và trang thiết bị dạy học. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học đã không ngừng được nâng lên cả về giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn. Hàng năm, trung bình tỉnh ta có khoảng trên 2.000 học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước.

 


                                         Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục