Thí sinh tìm hiểu ngành
nghề để điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Tôn Đức ThắngThí sinh tìm hiểu
ngành nghề để điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Thời gian còn lại với
TS là không nhiều, nhưng điều quan trọng là TS phải biết cân nhắc để điều chỉnh
sao cho hợp lý. Trong quá trình điều chỉnh NV, TS phải tính đến khả năng an
toàn với kết quả điểm thi mình có thì mới đạt hiệu quả cao và tránh tình trạng
"đứng núi này trông núi nọ”…
Điều chỉnh sao cho hợp
lý?
Theo thống kê của Vụ
Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), tính đến thời điểm này, số lượng TS thực hiện điều
chỉnh NV trên cả nước là gần 100.000. Trong đó, số lượng TS điều chỉnh NV bằng
phương thức trực tuyến chiếm đến 90%. Theo khuyến cáo của Bộ GD-ĐT, thời gian
còn lại không nhiều nhưng TS cũng hết sức bình tĩnh, tính toán kỹ để thực hiện
điều chỉnh. TS muốn thay đổi, điều chỉnh NV thì nên tìm hiểu kỹ phương án tuyển
sinh của các trường, tham khảo kết quả trúng tuyển (điểm chuẩn) của những năm
trước.
TS Nguyễn Trọng Đạt
(Đồng Tháp) tâm tư: "Em thi khối A được 16,8 điểm, A1 được 19 điểm, đăng ký 10
NV cho ngành Kỹ thuật xây dựng và Kỹ thuật công trình xây dựng vào các trường
như: 2 NV vào ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), 3 NV vào ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH
GTVT Cơ sở 2, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Mở TPHCM, 2 NV vào ĐH Cần Thơ. Ngoài ra, em
cũng đăng ký xét tuyển bằng phương thức kết quả điểm THPT tại Trường ĐH Tôn Đức
Thắng với kết quả đạt 22,9 điểm và trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật công trình
xây dựng. Hiện em rất băn khoăn vì điểm thi của em không nhiều cơ hội để đậu
vào 2 trường em thích, đó là ĐH Kiến trúc TPHCM và ĐH Quốc tế. Vậy em có nên
đăng ký nhập học vào ĐH Tôn Đức Thắng cho chắc ăn hay không, vì ngành mà em yêu
thích vẫn là Kỹ thuật công trình xây dựng?”.
Một chuyên gia tuyển
sinh tại TPHCM cho biết: Với cách tuyển sinh năm nay và con số gần 100.000 TS
điều chỉnh NV cũng đủ thấy rất nhiều TS rơi vào tình cảnh như TS Đạt. Nếu hai
trường có ngành mà Đạt thích không có khả năng đậu, em nên điều chỉnh lại thứ
tự NV cho hợp lý. Trường nào có khả năng đậu cao hơn thì đẩy lên NV đầu tiên.
Trong trường hợp này, nếu em đã đậu vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng với ngành mà em
thích thì tốt nhất em nên nhập học vì nếu nuôi hy vọng theo hai trường mà không
có nhiều cơ hội thì em sẽ hết thời hạn nhập học ở trường em đã đậu.
Trong khi đó, đại diện
nhiều trường cho lời khuyên đối với TS đó là: Căn cứ vào kết quả điểm thi và so
sánh với điểm chuẩn năm trước, nếu TS đã chọn ngành mong muốn trúng tuyển theo
thứ tự NV ổn định thì không cần điều chỉnh NV nữa. Nếu kết quả điểm thi cao, TS
có thể điều chỉnh lại NV vào ngành mà mình yêu thích. Ngược lại, nếu điểm thi
không cao, thấp hơn điểm chuẩn năm 2016 thì TS nên điều chỉnh NV sang những
trường tốp dưới sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.
Ngoài ra, khi điều
chỉnh NV, TS nên lưu ý, phải cố gắng lựa chọn những ngành mà mình yêu thích và
cũng phải biết căn cứ vào kết quả điểm thi thực tế của mình để điều chỉnh cho
phù hợp. Nếu chỉ cố vào ĐH bằng được mà tạm bỏ qua yếu tố ngành nghề yêu thích
sẽ rất dễ có tâm lý chán nản khi vào học, rồi lại nghĩ đến việc chuyển ngành
học hoặc bỏ ngang giữa chừng, rất lãng phí thời gian và tiền bạc.
Thí sinh đừng lãng phí
cơ hội
Trong mùa tuyển sinh năm
nay nhiều TS tham gia cùng lúc nhiều phương thức tuyển sinh ở các trường. Có TS
vừa tham gia tuyển sinh theo phương thức tuyển sinh riêng, vừa tham gia phương
thức tuyển sinh bằng kết quả điểm thi THPT quốc gia 2017. Nếu TS không theo dõi
lịch tuyển sinh của các trường thì sẽ đánh mất cơ hội trúng tuyển ở các phương
thức mà mình đã tham gia.
Thống kê từ Ban tuyển
sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) cho thấy, có hơn 1.800 TS đã sơ tuyển vào trường
quân đội nhưng chưa đăng ký xét tuyển vào bất cứ nguyện vọng (NV) nào ở trường
quân đội. Nếu vẫn muốn xét tuyển vào trường quân đội, những TS này bắt buộc
phải đăng ký bổ sung NV vào các ngành, trường quân đội. Ngoài ra, có gần 150 TS
đã đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển vào trường quân đội, nhưng NV xét
tuyển vào trường quân đội lại không phải là NV1. Như vậy, những TS trên nên
điều chỉnh NV1 sang hệ dân sự của trường quân đội, hoặc đăng ký thêm NV sang
các trường ngoài quân đội để không lãng phí cơ hội dành cho mình nếu như bị
trượt NV ở trường quân đội. Đặc biệt, có đến hơn 5.200 TS hoàn toàn không đăng
ký sơ tuyển, nhưng lại đăng ký xét tuyển vào trường quân đội, như vậy các
trường sẽ không chấp nhận và các em sẽ không được xét tuyển.
Ngày 16-7, Trường ĐH
Luật TPHCM có 3.456/4.018 TS có mặt để làm bài kiểm tra, đạt tỷ lệ 86,01%. Dự
kiến sáng 19-7, nhà trường sẽ công bố kết quả kiểm tra đánh giá năng lực và
điểm trúng tuyển chính thức. Thời gian nhập học của trường là từ chiều 19-7 đến
11 giờ ngày 25-7. Nếu TS không nhập học trong thời gian này thì coi như bị loại
khỏi danh sách trúng tuyển. Do đó, nếu TS trúng tuyển vào trường này mà còn
lưỡng lự chờ kết quả đậu vào trường khác (sẽ công bố ngày 1-8) mới quyết định
nhập học thì sẽ không còn cơ hội.
Trong khi đó, nhiều
trường ĐH công lập tại TPHCM cũng có đề án tuyển sinh, riêng như Trường ĐH Quốc
tế (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, các
ngành/trường khối năng khiếu nghệ thuật cũng yêu cầu TS phải nộp giấy chứng
nhận kết quả (phiếu điểm) hoặc làm thủ tục nhập học trước ngày 25-7.
PGS-TS Trần Văn Nghĩa,
Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, cho biết, theo lịch tuyển sinh năm 2017
của Bộ GD-ĐT, chậm nhất đến 17 giờ ngày 25-7, tất cả các trường có đề án tuyển
sinh riêng phải công bố danh sách TS trúng tuyển đã xác nhận nhập học lên Cổng
thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để khóa dữ liệu những TS này. Điều này sẽ
giúp phần mềm lọc ảo loại TS đã trúng tuyển không thể tham gia xét tuyển ở các
trường khác.
Theo SGGP