(HBĐT) - Những năm qua, thầy và trò trường tiểu học Tân Pheo B (xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai đoạn I.


Một giờ học theo mô hình VNEN của học sinh trường tiểu học Tân Pheo B (Mai Châu).

 

Trường tiểu học Tân Pheo B hiện nay có 2 chi, chi chính ở xóm Tràm, chi lẻ ở xóm Thùng. Với tổng số 23 cán bộ, giáo viên, đang dạy dỗ 212 em học sinh, 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số Tày và Dao. Những năm trước đây, việc huy động học sinh đến lớp gặp rất nhiều khó khăn do phụ huynh chưa chú ý đến việc học tập của con em mình, trong đó một phần do cái khó, cái nghèo còn đeo bám cuộc sống người dân. Hầu hết các bậc phụ huynh đều đi làm ăn xa, nếu có việc cần liên hệ thì phải mất đến 3-4 ngày sau mới về. Nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, công sức và sự kiên trì của các thế hệ thầy cô giáo đã tuyên truyền, vận động đến từng gia đình phụ huynh, hiểu rõ tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường. Nhờ thế từ trước đến nay, tỷ lệ trẻ đến trường đều đạt 100%, không có học sinh bỏ học giữa chừng

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, bên cạnh khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, những năm qua, nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, phát động các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, học sinh. Đến nay, nhà trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhiều thầy cô đạt thành tích cao trong các cuộc thi giáo viên giỏi cấp tỉnh như cô Hà Thị Kiêm, Đinh Thị Thanh Thùy… Bên cạnh xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, nhà trường còn khuyến khích giáo viên chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy để thu hút phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo phương pháp mới, điều chỉnh nội dung dạy học cũng như đánh giá xếp loại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống thông qua các môn học, hoạt động giáo dục tạo sự gắn bó giữa các thầy cô giáo và học sinh.

Cô giáo Đinh Thị Thu Hà cho biết: Với đặc điểm các em đều là con em dân tộc, nhiều em học sinh mới vào lớp 1 còn chưa biết nhiều tiếng phổ thông, cũng gây nhiều khó khăn cho chúng tôi trong việc truyền đạt kiến thức cho các em. Như môn Tiếng Việt có nhiều từ mới, từ khó mà các em không hiểu hết được. Thầy, cô giáo nhà trường phải sử dụng song song 2 ngôn ngữ, bao gồm tiếng dân tộc và tiếng phổ thông để giảng dạy.

Thầy Xa Văn Huệ, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường nằm trong dự án thực hiện giảng dạy theo phương pháp mô hình VNEN được 3 năm, được bên dự án cấp cho sách và trang thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy. Bắt đầu từ năm học 2016-2017 kết thúc dự án, buộc phụ huynh phải tự đặt mua sách cho con em đi học.

Thực tế cho thấy việc đặt mua sách theo mô hình mới VNEN gặp nhiều khó khăn, ngoài thị trường không có sách, giá thành lại nhỉnh hơn sách đại trà, ví dụ như 267.000 đồng/bộ sách lớp 4,5. Nhà trường phải đặt mua giúp cho phụ huynh qua phòng giáo dục huyện. Với thực trạng 70% học sinh nhà trường nằm trong diện nghèo, nên phụ huynh đóng tiền sách cho con còn chậm. Để kịp tiến độ giảng dạy, giáo viên trong nhà trường phải ứng trước lương của mình ra mua sách giáo khoa, đảm bảo đầu năm học không có học sinh nào bị thiếu sách.


Đồng Hương


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục