(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm phòng học tiếng Anh được trang bị đầy đủ máy chiếu, trang thiết bị phù hợp, cô giáo Đinh Thị Thanh Tươi, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Sơn cho biết: Thực hiện việc hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường để xây dựng trường chuẩn quốc gia và đặc biệt là nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh, vừa qua, nhà trường đã tham mưu và được trang bị phòng học bộ môn tiếng Anh đạt chuẩn. Từ khi có phòng học tiếng Anh, hoạt động và chất lượng giảng dạy bộ môn này đã có nhiều khởi sắc.


Phòng học tiếng Anh của trường THPT Lạc Sơn được trang bị đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn, phục vụ tốt việc đổi mới và nâng cao chất lượng học môn ngoại ngữ.

 

Nhà trường phân công giáo viên quản lý, có quy chế rõ ràng khi ra - vào phòng học để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả của trang thiết bị.

Khảo sát thực tế cho thấy, cùng với trường THPT Lạc Sơn, nhiều nhà trường trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện giảng dạy bộ môn ngoại ngữ. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD &ĐT cho biết: Việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo luôn được ngành xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới giáo dục. Hiện nay, Sở đã chỉ đạo đa dạng hóa các chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên. Quan tâm xây dựng, phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Đồng thời tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm.

Ngoài ra, Sở GD &ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường tập trung bồi dưỡng phương pháp dạy học tiếng Anh đối với giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn về năng lực hoặc chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được đi học để đạt chuẩn yêu cầu trước khi phân công dạy học. Bố trí dạy 4 tiết /tuần đối với giáo viên tiểu học đạt bậc 4 (B2) trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Thực hiện tinh giản biên chế đối với giáo viên đã được tạo điều kiện thuận lợi tham gia bồi dưỡng mà không đạt yêu cầu.

Ngành cũng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ. Tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế, các cơ sở giáo dục nước ngoài. Tranh thủ tối đa hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ. Đổi mới việc thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ. Khuyến khích trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và một số trường có điều kiện dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn toán và các môn tự nhiên.

Sở chỉ đạo các đơn vị căn cứ điều kiện thực tế tổ chức dạy học tăng cường tiếng Anh lớp 1, lớp 2, chú trọng dạy đủ 4 kỹ năng. Trong đó tập trung phát triển kỹ năng nghe và nói. Học kỳ I năm học 2017 - 2018, tỷ lệ học sinh được học tiếng Anh đạt 58,9%, trong đó có 16,6% học sinh học 4 tiết /tuần và 37,1% học sinh học 2 - 3 tiết /tuần.

 

Dương Liễu

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục