Hơn 500 giáo viên đã rơi nước mắt, thẫn thờ vì chưa biết ngày mai sẽ đi đâu, làm gì để lo toan cuộc sống. Đằng sau họ là những bi kịch của "thân phận giáo viên hợp đồng” và mặt trái của hai từ "biên chế”.



Nhiều giáo viên ở Đắk Lắk đã bật khóc trước thông tin bị nghỉ việc.

Những ngày qua, dư luận cả nước bất bình khi nghe tin gần 500 giáo viên ở Đắk Lắk có nguy cơ mất việc khi bất ngờ nhận quyết định chấm dứt hợp đồng. Một số giáo viên đã dũng cảm lên tiếng thừa nhận họ phải mất tiền, lên đến cả trăm triệu đồng để chạy được một chân giáo viên hợp đồng trong các trường, với niềm tin và lời hứa hẹn sẽ sớm vào biên chế. Có người nuôi niềm tin ấy đã 10 năm nay, chấp nhận dạy hợp đồng với mức lương còn thua mức lương tối thiểu vùng theo Luật Lao động của một người công nhân.

Bàn luận về câu chuyện này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ, việc "chạy chọt” để xin việc trong ngành giáo dục đã râm ran lâu nay. Ông cho rằng khi có giáo viên đứng lên tố cáo, các cơ quan chức năng cần làm rõ chuyện có hay không tiêu cực. Quan điểm của TS Lâm là lãnh đạo làm sai thì phải chịu trách nhiệm, không thể bỏ mặc giáo viên như thế.

Tuy nhiên, từ câu chuyện ở Đắk Lắk, một lần nữa cho thấy bức tranh nhân lực ngành giáo dục đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Những "bi kịch giáo viên hợp đồng”, khủng hoảng thừa - thiếu giáo viên vẫn cứ nối dài, mà chưa có bài toán căn cơ nào để giải quyết.

Chỉ riêng trong năm 2015, ngay trước thềm năm học mới, 214 giáo viên ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị chấm dứt hợp đồng lao động; 184 giáo viên mầm non ở Sóc Sơn (Hà Nội) cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Năm 2016, hàng trăm giáo viên ở Thanh Hóa bị "đẩy ra đường”. Rồi năm 2017 là cảnh hàng nghìn giáo viên hợp đồng ở Hải Dương bị nợ lương, lo mất việc.

Trên cả nước hiện nay còn bao nhiêu cử nhân sư phạm đang thất nghiệp? Bao nhiêu người đang chấp nhận thân phận làm giáo viên hợp đồng? Bao nhiêu người vì hai chữ "biên chế” mà phải chấp nhận đánh đổi tiền bạc và tuổi thành xuân?

Hình ảnh người giáo viên ở Đắk Lắk kêu cứu: "Ai trả lại tuổi thanh xuân cho bọn em, ai đòi lại công bằng cho giáo viên?” xoáy thêm vào nỗi đau nghề giáo, nhất là những thiệt thòi mà hàng nghìn giáo viên hợp đồng trên khắp cả nước đang phải chịu. Rất có thể họ sẽ là nạn nhân tiếp theo của việc ký bừa, khủng hoảng thừa-thiếu giáo viên trong ngành giáo dục hiện nay.

Làm sao để giải quyết "mớ bùng nhùng” về nhân lực ngành giáo dục, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) "hiến kế”: Việt Nam đang tồn tại một thực tế tréo ngoe, trong khi ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, nhưng lại không được trao quyền tuyển những người tài vào ngành. Thế mới có chuyện hàng loạt giáo viên bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng, dù ngành giáo dục ở địa phương có biết, nhưng đành "bất lực”.

Bây giờ cần xác định lại việc phân cấp quản lý, hoặc để ngành giáo dục chịu trách nhiệm cả đầu vào và phân bổ nguồn nhân lực sư phạm cho các cơ sở giáo dục của mình; hoặc là phân cấp quản lý dứt điểm cho các địa phương. Nếu để xảy ra tình trạng thừa-thiếu giáo viên, cứ xử lý thật nặng người đứng đầu, tránh tình trạng "cha chung không ai khóc”.


Theo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cải tạo, sửa chữa 115 trường học

(HBĐT) - Năm 2017, ngành GD &ĐT đã tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất của 115 trường học, kinh phí ước tính khoảng 45 tỷ đồng, trong đó khối các đơn vị trực thuộc Sở 38 trường với kinh phí gần 30 tỷ đồng.

Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo

Ngày 6-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đề nghị chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục, đồng thời có các giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo.

Toàn tỉnh hiện thừa 300 giáo viên bậc THCS

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, hiện toàn ngành giáo dục có 17.639 cán bộ quản lý và giáo viên; trong đó có 1.817 cán bộ quản lý và 15.822 giáo viên. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ bản đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo vị trí việc làm.

Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi THCS huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Phòng GD &ĐT huyện Yên Thủy đã tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi THCS năm học 2017 – 2018 với sự tham gia của 21 giáo viên chủ nhiệm bậc THCS trên địa bàn toàn huyện.

206 thí sinh tranh tài trong kỳ thi tuyển chọn học sinh du học Nga

(HBĐT) - Sáng ngày 5/3, tại trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hòa Bình tổ chức kỳ thi Olympic Vật lý du học Nga.

Trao Bằng khen của Bộ GD-ĐT cho học sinh lớp 3 trả lại của rơi ở Cà Mau

Thừa ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), sáng 5-3, tại Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Khánh Lâm, huyện U Minh, Cà Mau), ông Lê Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã trao Bằng khen của Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho em Nguyễn Nhật Nam, học sinh lớp 3 của trường vì có hành động đẹp khi trả lại tài sản cho người bị đánh rơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục