"Trong số 94 hồ sơ rà soát lại có 41 hồ sơ chưa đủ điều kiện để công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Trong đó có 30 hồ sơ ứng viên là giảng viên thỉnh giảng,” Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Bùi Văn Ga nói.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Trong số các hồ sơ không đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư có hồ sơ
của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Cũng theo ông Ga, những hồ sơ này thiếu chứng cứ cần thiết mà chủ yếu là thiếu
minh chứng về giờ giảng cụ thể như lịch giảng, chương trình giảng, kế hoạch giảng
dạy, lớp, thời khoa biểu…
"Họ giảng dạy nhưng không lưu ý những điều này nên họ không lưu trữ. Sau một thời
gian dài các trường cũng không lưu trữ, nên khi thanh tra hỏi những chi tiết đó
thì có một số người không tìm được. Một số ứng viên không tìm đủ chứng cứ đó đã
tình nguyện xin rút. Họ có dạy, họ có làm nhưng vì những chứng cứ đó họ không
tìm ra thì họ xin rút thì cũng hợp lý,” ông Ga cho biết.
Cũng theo vị Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, 53 hồ sơ còn lại,
sau khi rà soát đủ điều kiện, đủ chứng cứ cần thiết, thanh tra Bộ Giáo dục và
Đào tạo sẽ báo cáo Bộ trưởng để chuyển qua Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước
làm thủ tục công nhận cho họ.
"Nay mai thôi, vì giờ tất cả công việc đã xong rồi,” ông Ga cho hay.
Theo ông Ga, việc phải rà soát lại của việc xét công nhận chức danh giáo sư,
phó giáo sư năm nay cũng là dịp để Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước rút ra
kinh nghiệm chấn chỉnh công việc năm tới tốt hơn.
"Sau đợt rà soát này, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước sẽ hướng dẫn thông
tin cụ thể hơn cho các hội đồng ngành và cho các ứng viên xét trong đợt công nhận
tới để tránh thiệt thòi cho các ứng viên về hồ sơ”, ông Ga nói./.
TheoVietnamplus
Ngày 28/3, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1/1/2017 đến ngày 15/3/2018 và kết quả rà soát các điều kiện kinh doanh liên quan tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề nổi cộm đang được xã hội quan tâm đã được Tổ công tác nêu ra để Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình cũng như có giải pháp xử lý trong thời gian tới.
(HBĐT) - Ngày 28/3, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2018.
(HBĐT) - "Các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống, điều kiện học tập và công tác của cán bộ, giáo viên, học sinh ngành giáo dục. Đồng thời thu hút nhiều cán bộ, giáo viên đến công tác, tránh tình trạng thiếu giáo viên như trước đây, giảm bớt khó khăn cho các nhà trường. Qua đó củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng dân tộc, miền núi, vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Các chính sách trên được nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục quan tâm và có sự đồng thuận cao”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc, thiểu số.
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp THCS và THPT là Ngữ văn. Sau một thời gian Bộ Giáo dục và Ðào tạo công bố Dự thảo Chương trình môn học, trong đó có môn Ngữ văn, nhiều chuyên gia đã có một số đề xuất, góp ý để hoàn thiện Dự thảo chương trình môn Ngữ văn.
(HBĐT) - Trường mầm non Thanh Hối (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc) được xây dựng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013. Khi đó, nhà trường có 12 lớp với 300 học sinh. Trung bình mỗi năm nhà trường tăng khoảng 40 – 50 học sinh và tại thời điểm tháng 3/2017, trường có 15 lớp với 444 học sinh nhưng chỉ có 12 lớp học kiên cố đạt tiêu chuẩn, 3 lớp học tạm với diện tích khoảng 20m2, chen chúc hơn 20 cháu. Việc gia tăng nhanh số trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong 3 năm trở lại đây là nguyên nhân của tình trạng học sinh trường chuẩn quốc gia nhưng phải học phòng học tạm.
(HBĐT) - Tháng 1/2018, Sở GD&ĐT có Văn bản số 14 về việc "hướng dẫn tổ chức một số cuộc thi năm học 2017 – 2018”.