(HBĐT) - Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Hoà Bình đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Trong những thành tựu chung đó có công sức và sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí T.ư và địa phương trên địa bàn, tiêu biểu là Báo Hoà Bình và Đài PT-TH tỉnh.


Những năm qua, đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí luôn có mặt ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đưa tin về hoạt động của ngành GD&ĐT. ảnh: Giờ học của cô và trò trường mầm non Trung Hòa, xã Trung Hòa (Tân Lạc) qua ống kính của phóng viên Báo Hòa Bình. ảnh: DL

 

Các cơ quan báo chí địa phương thường xuyên tuyên truyền rộng rãi về các nhiệm vụ trọng tâm, hoạt động GD&ĐT đến đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh trong ngành và các tầng lớp trong xã hội, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội đối với sự nghiệp GD&ĐT; đồng thời giới thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những hạn chế, yếu kém, giải pháp khắc phục của ngành giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, khẳng định sự đóng góp của ngành đối với công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Ngành GD&ĐT đã tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí T.ư và địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền về GD&ĐT. Ngành chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, PT-TH để lập kế hoạch và triển khai các chương trình tuyên truyền về GD&ĐT. Tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên các cơ quan báo chí tham dự các hội nghị, hội thảo, đi cơ sở nắm tình hình thực tế hoạt động của ngành giáo dục.

Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đã bám sát nhiệm vụ GD&ĐT, kịp thời tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách giáo dục của Đảng đến nhân dân các dân tộc trong tỉnh; phản ánh các hoạt động quản lý giáo dục, hoạt động toàn diện của các nhà trường; phản ánh bước trưởng thành vượt bậc, những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt là phản ánh khí thế sôi nổi trong các phong trào thi đua yêu nước của HS-SV, học viên ở tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp.

Các phóng viên, biên tập viên đã không quản khó khăn về địa bàn, thời tiết, phương tiện đi lại về cơ sở giáo dục ở vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh để nắm bắt tình hình thực tế các nhà trường, từ đó có nhiều tác phẩm báo chí đưa tin kịp thời về kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về GD&ĐT; tuyên truyền, vận động thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục; nêu gương các nhân tố mới, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc; đa dạng hoá, dân chủ hoá trường học; phản ánh các kinh nghiệm giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong các nhà trường và nêu bật kết quả thực hiện chính sách về GD&ĐT. Kịp thời phản ánh các nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT hết sức rõ nét, điển hình là công tác dạy và học ở tất cả các bậc học. Phản ánh các nhiệm vụ lớn của ngành như quản lý GD&ĐT trên địa bàn; phát triển quy mô trường lớp, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; công tác xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; chất lượng giáo dục toàn diện; công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp; xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; công tác Đảng, đoàn thể trong trường học, xây dựng kỷ cương nền nếp... đều được các cơ quan báo chí địa phương phản ánh thường xuyên, tập trung và toàn diện...

Trong quá trình phản ánh, tuyên truyền, báo chí địa phương đã chọn lọc, biên tập, nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình, đảm bảo tính chính xác, tính thực tiễn, cập nhật với những thông tin nhanh nhất, mới nhất phục vụ trực tiếp cho các hoạt động GD&ĐT. Phản ánh kịp thời các phong trào thi đua yêu nước trong ngành GD&ĐT, tiêu biểu là các phong trào thi đua: "Dạy tốt - học tốt”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”…

Một trong những điểm nổi bật là các cơ quan báo chí đã quan tâm tuyên truyền, phản ánh kịp thời các quan điểm về giáo dục đạo đức, nhân cách, lý tưởng sống, giáo dục giá trị nhân văn, nhân cách, giáo dục pháp luật cho HS-SV, học viên; phản ánh và định hướng trong giáo dục ý thức phòng, chống tai - tệ nạn xã hội; khai thác giá trị mang bản sắc truyền thống của học sinh dân tộc và đặc biệt chú ý tính khả thi của các nội dung, yêu cầu phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, điều kiện của tỉnh miền núi có tác dụng vừa định hướng, vừa gợi mở cách làm cho các nhà trường...

Hằng năm, giữa Sở GD&ĐT với Báo Hoà Bình mở các chuyên trang, chuyên mục phản ánh toàn diện về GD&ĐT, được cán bộ, giáo viên, HS-SV đón nhận. Các chuyên mục báo chí ngày càng nền nếp, khoa học, chất lượng, phản ánh nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật, đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, Sở phối hợp với Đài PT-TH tỉnh thực hiện chương trình phỏng vấn, tọa đàm, "Dân hỏi – Giám đốc Sở trả lời”, chuyên mục thư bạn đọc...

Ngành GD&ĐT Hòa Bình coi tin, bài các cơ quan báo chí phản ánh về ngành là niềm động viên, khích lệ về tinh thần, góp phần tích cực nâng cao chất GD&ĐT của toàn ngành.

Công tác phối hợp tuyên truyền đã trở thành cầu nối hiệu quả truyền tải giúp cán bộ, giáo viên, HS-SV và nhân dân nhận thức rõ hơn về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD&ĐT; góp phần ổn định, nâng cao tư tưởng chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin cho cán bộ, giáo viên, HS-SV và nhân dân... Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.

Có thể khẳng định, trong những năm qua, các cơ quan báo chí T.ư và địa phương trên địa bàn tỉnh luôn giữ vững tôn chỉ mục đích, thực hiện tuyên truyền đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đến cộng đồng dân cư và toàn xã hội; vận dụng và quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng vào hoạt động thực tiễn giáo dục; chọn lọc và phản ánh kịp thời các thành tựu GD&ĐT, các mô hình, nhân tố điển hình mới tiêu biểu, điển hình xuất sắc trong hoạt động GD&ĐT, phục vụ đắc lực, hiệu quả công cuộc đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới sự nghiệp GD&ĐT trên quê hương Hoà Bình.

 

Nguyễn Hồng Mạc (Nguyên Chánh văn phòng Sở GD&ĐT)

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục