Năm học 2018-2019 đã bắt đầu nhưng hơn 1.200 trẻ tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa được đến trường.


Nhiều phụ huynh ôm con ngồi sân trường bức xúc vì con mình không được nhận vào lớp học. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)

Về việc này, theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, nguyên nhân chính do thiếu giáo viên nên phải cắt giảm lớp. Tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề tuyển sinh đầu năm học. 

Thiếu giáo viên, lớp học 

Theo kế hoạch, năm học này, Trường Mầm non Thạch Linh (thành phố Hà Tĩnh) tuyển sinh 10 lớp, trong đó có 2 lớp dành cho trẻ 3 tuổi, với tổng số 50 cháu. 

Ngày 20/8, đã có 127 cháu 3 tuổi có nhu cầu đến nhập học nhưng nhà trường chỉ nhận được 50 học sinh. Số học sinh còn lại không được nhận vào học khiến nhiều phụ huynh rất bức xúc. 

Theo cô giáo Lê Thị Thắng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Linh, nguyên nhân do nhà trường thiếu giáo viên và lớp học. Trường cũng đã đề xuất bổ sung thêm giáo viên, tăng thêm lớp học để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. 

Không chỉ riêng Trường Mầm non Thạch Linh, năm học 2018-2019, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 303 trẻ mẫu giáo, 85 trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ thuộc địa bàn các phường Trần Phú, Bắc Hà, Tân Giang, Thạch Bình, Đại Nài đang có nhu cầu vào học tại các trường mầm non công lập nhưng chưa thể bố trí. 

Tại huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, vấn đề quá tải vào đầu năm học cũng đang khiến ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương đau đầu tìm cách giải quyết. 

Tính đến ngày tựu trường, huyện Kỳ Anh còn 404 cháu, thị xã Kỳ Anh với 447 cháu có nhu cầu đến trường nhưng do thiếu phòng học và giáo viên nên đến nay số trẻ nói trên vẫn đang phải ở nhà. 

Trường Mầm non Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có 509 học sinh với 16 nhóm lớp nhưng chỉ có 21 giáo viên, trong đó 5 giáo viên hợp đồng. 

Theo cô giáo Hoàng Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Kỳ Phong: Ngoài việc thiếu giáo viên, nhà trường còn thiếu 5 phòng học mới đảm bảo việc dạy và học. Vì vậy, xã Kỳ Phong có 15 cháu trong độ tuổi nhà trẻ, 20 cháu của lớp 3 tuổi có nhu cầu nhưng nhà trường không thể nhận. 


Cô giáo Hoàng Thị Hòa chia sẻ: "Để giải quyết tình trạng quá tải, trước mắt nhà trường phải sử dụng văn phòng để làm phòng học cho các cháu. Ngoài ra, nhà trường đã làm việc với lãnh đạo địa phương để trong thời gian tới tiếp tục xây dựng thêm trường lớp, đảm bảo quyền được học tập của tất cả các cháu.” 

Tìm giải pháp để học sinh được đến trường 

Áp lực tuyển sinh đầu năm học là rất lớn dù sự phát triển của mạng lưới trường tư thục đã giải quyết được khoảng 30% học sinh cho các trường công lập.

Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp không thể theo kịp với tỷ lệ gia tăng số học sinh và mức đóng góp các trường tư còn cao so với thu nhập của số đông người dân. 

Vì vậy, tuyển sinh đầu cấp luôn là nỗi lo của phụ huynh, nhà trường và chính quyền địa phương trước thềm mỗi năm học. 

Đã nhiều năm qua, việc tuyển dụng giáo viên ở Hà Tĩnh không được thực hiện bởi tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp học, môn học và các địa phương. 

Năm học 2017-2018, Hà Tĩnh thiếu gần 1.000 giáo viên bậc tiểu học, mầm non, trong đó môn Tin học, Tiếng Anh tại bậc tiểu học chưa bố trí đủ giáo viên đứng lớp, đúng tiết theo quy định. 

Để giải quyết tình trạng này, ngày 25/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản đồng ý chủ trương tuyển 410 giáo viên (226 giáo viên mầm non, 184 giáo viên văn hóa bậc tiểu học). Tuy nhiên, việc tuyển mới 410 giáo viên này mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc mầm non. 

Trước tình trạng nhiều học sinh ở bậc học mầm non tại thành phố Hà Tĩnh chưa được đến trường do thiếu giáo viên, ngày 22/8, tại Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã diễn ra cuộc họp giữa Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tĩnh, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Tĩnh bàn giải pháp cho vấn đề này. 

Ngoài quyết định tuyển dụng 410 giáo viên của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, các bên liên quan đã đồng ý cho hợp đồng thêm 16 giáo viên tiểu học và 23 giáo viên mầm non. 

Bên cạnh đó, tăng số lớp mầm non từ 138 lên 158, bước đầu giải quyết dứt điểm tình trạng trẻ mầm non không được đến lớp tại thành phố Hà Tĩnh. 

Trao đổi với phóng viên, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh Nguyễn Thị Hải Đường cho biết: Để giải quyết việc quá tải học sinh, ngành đã tham mưu Ủy ban Nhân dân huyện hỗ trợ mức lương tối thiểu cho giáo viên hợp đồng. 

Những địa phương nào có nhu cầu lớn giao hiệu trưởng các trường xem xét để quyết định sử dụng phòng chức năng đảm bảo an toàn làm phòng học.../. 

 

 

                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Hội thảo nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học tại huyện Tân Lạc

Tại Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), Sở GD&ĐT tỉnh vừa tổ chức Hội thảo Nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục